Xử trí khi bỏng bô xe máy đúng cách nhanh lành, không để lại sẹo

Bỏng bô xe máy là tai nạn thường gặp, vết bỏng này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nên cần sơ cứu sớm nhất để hạn chế vết bỏng hình thành sẹo lớn.

Bởi vì đa phần người bị tai nạn này là phụ nữ và trẻ em nên khi đi trên đường có những va chạm xảy ra, phụ nữ chân yếu nên không chống đỡ được xe nên dễ bị tai nạn hơn,  việc xử lý cũng không kịp thời và nhanh nhạy. Bên cạnh đó trẻ em cũng là đối tượng dễ bị bỏng bô xe máy do tính hiếu động.

Nhiệt độ ở bô xe máy là rất cao nên da của bạn khi chạm vào bô xe máy nóng có thể dẫn đến những tổn thương từ sâu bên trong. Nếu bạn biết xử trí kịp thời và chăm sóc các vết bỏng bô xe máy đúng cách thì sẽ làm giảm giảm tổn thương, diện tích bỏng và giảm thiểu tối đa sẹo bỏng.

Cách xác định mức độ khi bỏng bô xe máy

Bỏng bô xe máy là tai nạn thường hay gặp trong cuộc sống

Nên xác định mức độ bỏng bô của mình để từ đó có các biện pháp sơ cứu và có cách xử lý bỏng bô xe máy hiệu quả. Vết thương do bỏng bô xe máy có thể chia thành 3 cấp độ như sau:

  • Bỏng xe máy cấp độ 1: bỏng độ 1 là những vết bỏng chỉ ảnh hưởng tới bề mặt da hay lớp biểu bì. Triệu chứng thường gặp là: đau nhẹ và đỏ da..Với mức độ bỏng nhẹ, bạn có thể không cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị mà có thể tự thực hiện các bước sơ cứu vết thương tại nhà. Sau khi đã tiến hành sơ cứu mà những cơn đau/ vết bỏng vẫn không thấy giảm bớt thì lúc này bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn.
  • Bỏng xe máy cấp độ 2: bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn vì có thể gây những tổn thương đến lớp thứ 2 của da hay lớp hạ bì. Thường có màu đỏ đậm, phồng rộp, đau ratstaij nới xảy ra vết bỏng.Bỏng độ 2 là loại bỏng nặng và da bạn có thể bị nhiễm trùng. Vậy nên sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị vết thương.
  • Bỏng xe máy cấp độ 3: bỏng độ 3 là loại bỏng nặng nhất, thường sẽ ảnh đến cả lớp biểu bì và phần chân bì. Nếu dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi vết bỏng thì có thể bạn không cảm thấy đau. Với những vết bỏng nặng hơn sẽ có thể gây nên tổn thương nghiêm trọng như: làm các mô và hỏng cơ xương.Nếu bị bỏng độ 3, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị, thông thường sẽ cần phải ghép da/ thay da vết thương được chữa lành.

Bỏng bô xe máy nên làm gì ?

Bỏng bô xe máy xử lý vết thương không khó nhưng hãy chú ý để làm mát vết thương nhanh nhất, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Làm mát vùng bị bô: việc làm đầu tiên khi bị bỏng bô xe máy bạn nên ngâm vùng da bị bỏng ngay sau khi bị thương càng nhanh càng tốt bằng nước sạch và mát có nhiệt độ khoảng từ 16 đến 20 độ C. Nếu sau bị bỏng thời gia sơ cứu bằng nước lạnh muộn hơn 30 phút thì sẽ không có tác dụng nữa. Thời gian bạn ngâm rửa vết bỏng tốt nhất sẽ kéo dài trong khoảng từ 15 đến30 phút cho tới khi dấu hiệu đau/ rát giảm.
  • Làm sạch vết thương bỏng bô xe máy: hãy làm sạch vết thương bằng cách loại bỏ các dị vật và bụi bẩn để hạn chế nhiễm trùng.
  • Bôi thuốc/ kem sát trùng: Sau khi vệ sinh, ngâm rửa vết bỏng, hãy lau khô vết thương  bằng bông/ vải sạch rồi sau đó bôi kem hay thuốc sát trùng trị bỏng lên vùng da bị bỏng( bôi lớp mỏng ko nên bôi quá dày).
  • Che vết thương bằng gạc vô trùng: hãy dùng gạc vô trùng/ vải sạch để che lại vết bỏng và dùng băng dán ép nhẹ vùng da đạng bị bỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các cửa hàng thuốc gần nhất để mua các loại băng gạc chuyên dụng để sơ cứu khi bị bỏng và giúp vết thương lành nhanh hơn.
  • Thay băng mỗi ngày: khi bị bỏng bô xe máy hãy thay băng mỗi ngày 4-6h/ lần và rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý, tiếp đó là bôi kem trị bỏng và băng vết thương lại bằng các loại gạc vô trùng. Nên nhớ băng bó vết thương lại cho đến khi không còn tình trạng đỏ da và vết bỏng lành lại.
  • Làm mờ sẹo bỏng: khi vết bỏng của bạn đã khô,  những phương pháp làm mờ sẹo có thể được áp dụng để không gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, vết thương được chăm sóc đúng cách thì còn giúp trị hẳn sẹo.

Chú ý khi áp dụng cách chữa bỏng bô xe máy

Bỏng bô xe máy không nên sử dung kem đánh răng hay những kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng lên vết bỏng, sẽ làm vết bỏng lâu lành hơn.
  • Khi bị bỏng bô xe máy không ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh trực tiếp bởi vùng da bị bỏng khi bị quá lạnh sẽ xuất hiện tình trạng co cơ, co mạch máu, àm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn lúc ban đầu.
  • Không bôi kem đánh răng lên vùng bị phỏng nhiều người thường thoa ngay kem đánh răng để làm dịu vết bỏng. Nhưng lại không biết là trong kem đánh răng thường chứa chất kiềm nhẹ nên sẽ làm cho bạn cảm thấy đau hơn khi mỗi lần vùng da tiếp xúc với kem.
  • Khi bị bỏng bô xe máy không nên chọc vỡ các bọng nước bởi khi bạn cố ý chọc vỡ các bọng nước để hạn chế vi khuẩn thâm nhập vào làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Khi chữa bỏng bô xe máy không nên áp dụng những kinh nghiệm dân gian như: bôi nước mắm, dẫu mỡ, nước tương, đắp thuốc lá, đắp trứng gà, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc… Việc làm này, có thể khiến cho vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn, da dễ bị hoại tử và khó khăn hơn trong quá trình điều trị.
  • Không dùng nghệ tươi cho vết thương bỏng bô xe máy hở: nhiều người hay dùng nghệ tươi/ kem nghệ để bôi lên vết thương ngay khi bị bỏng để tránh để lại sẹo. Việc bôi nghệ tươi vào vết thương hở quá sớm có thể gây nhiễm trùng và da chuyển sang màu thâm. Nếu muốn dùng nghệ tươi để ngăn ngừa sẹo hãy đợi đến lúc vết thương bắt đầu lên da non thù hãy sử dụng.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *