Tìm câu trả lời: băng gạc hydrocolloid là gì?

Khi có thể có vết thương dùng băng/ gạc là việc cần thiết để bảo vệ, tránh khỏi những vi khuẩn, bụi bẩn từ bên ngoài. Nhưng sử dụng băng khi nào? loại nào là thích hợp thì không phải ai cũng biết. Băng gạc hydrocolloid là gì? có gì cải tiến, hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị vết thương hay không?

Gạc hydrocolloid là gì?

băng gạc hydrocolloid là gì?
băng gạc hydrocolloid là gì? là 1 loại băng gạc tiên tiến

Băng gạc hydrocolloid là gì? Đây một loại băng/ gạc sẽ cung cấp môi trường đủ ẩm để bảo vệ vết thương. Loại này có tác dụng bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng đồng thời sẽ cho phép các enzym có trong cơ thể hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương tốt nhất. Băng gạc hydrocolloid sử dụng dễ dàng hơn nhiều so với các loại băng khác, không cần thay băng nhiều lần.
Đa số với các loại băng gạc hydrocolloid đều có chứa bên trong thành phần gel hỗ trợ cho vết thương lành mau. Gạc sẽ có lớp nền không thấm nước (thường là polyurethane) bám dính vào da rất tốt. Gạc có rất nhiều hình dáng, kích thước, độ dày/ mỏng khác nhau phù hợp với nhiều vị trí của vết thương.Gạc chỉ sử dụng thích hợp với những vết thương không mảnh vụn, bụi bẩn, thích hợp với những vết thương dịch ít, khô.

Băng gạc hydrocolloid là gì? Ưu điểm

Băng gạc hydrocolloid có khá nhiều ưu điểm trong việc hỗ trợ cho vết thương nhanh lành. Hình thành một môi trường đủ ẩm là cách mà loại gạc này thúc đẩy nhanh chóng quá trình tái tạo của da mới trên vết thương. Bên cạnh đó còn có một số ưu điểm sau:
• Không cần thấy quá nhiều lần/ ngày, thời gian sử dụng băng lâu
• Dễ dàng thay thế
• Quá trình lành thương sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
• Không bị đau- rát hay dính lên trên vết thương
• Băng gạc hydrocolloid giúp chống lại các chất gây ô nhiễm và tấn công của vi khuẩn.
• Gạc có thể được sử dụng khi được nén tĩnh mạch
• Sử dụng linh hoạt với nhiều vị trí trên cơ thể và giúp chống thấm nước.

Băng gạc hydrocolloid là gì? Cách sử dụng 

Băng gạc hydrocolloid rất dễ để sử dụng. Để đảm bảo an toàn, cần thực hiện các bước sau đây:
–  Rửa tay sạch tay trước khi sử dụng (có thể sử dụng gang tay y tế).
–  Tháo bỏ đi hoàn toàn lớp băng trước đó
–  Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý/ dung dịch sát khuẩn thích hợp.
–  Lau khô vết thương cùng với bông/ gạc
–  Lựa chọn gạc hydrocolloid cần phải lớn hơn vết thương ít nhất là khoảng 3cm
–  Lấy gạc đặt lên chính giữa của vết thương
–  Dùng tay miết nhẹ, đều 4 mép của miếng gạc để đảm bảo gạc gạc là đã bám dính chắc ở trên da.

– Gạc hydrocolloid có thể lưu lại  trên da từ 5-7 ngày. Nếu như thấy phần mép của miếng gạc có dấu hiệu bong ra thì hãy tiến hành thay gạc mới.

Ưu điểm của gạc hydrocolloid chính là giữ ẩm và bảo vệ vết thương rất hiệu quả nên sẽ không cần phải làm sạch vết thương mỗi ngày (điều khác biệt so với băng/ gạc thông thường). Thực tế cho thấy, vết thương sẽ nhanh chóng lành lại hơn nếu như được giữ nguyên gạc và hạn chế tối đa tiếp xúc với không khí bên ngoài.

  • Lưu ý khi thay gạc:

– Nâng nhẹ nhàng một góc miếng gạc lên trên da
–  Tiếp tục nhẹ nhàng nhấc tất cả bốn mép gạc xung quanh cho đến khi hết phần keo và lấy được gạc ra dễ dàng
– Gỡ cẩn thận gạc ra khỏi vết thương theo chiều lông mọc
– Thay gạc, thay quần áo mới (nếu được yêu cầu)

  • Chống chỉ định

Băng gạc hydrocolloid là gì? Gạc hydrocolloid không thích hợp sử dụng cho những vết thương đang bị nhiễm trùng hay cần dẫn lưu. Với những vết thương cần đánh giá thường xuyên hay nằm ở những vị trí khó quan sát thì không nên lựa chọn sử dụng loại gạc này.
Với những bệnh nhân có da mỏng,nhạy cảm cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

gạc xốp tẩm bạc
Gạc thích hợp với nhiều vị trí trên cơ thể

Người bệnh tiểu đường có sử dụng gạc hydrocolloid hay không? 

Với các bệnh nhân đang bị tiểu đường sẽ có nhu cầu chăm sóc vết thương đặc biệt hơn so với những vết loét hay loét tỳ đè. Khi dùng hãy nên sử dụng băng gạc hydrocolloid một cách cẩn thận, đặc biệt nếu như vết thương nằm ở vị trí chân.

Bệnh nhân có thể sử dụng gạc hydrocolloid ở trong những trường hợp sau:
• Bệnh nhân trước đó đã được đánh giá kỹ lưỡng vết thương
• Vết thương không bị quá sâu
• Không có những dấu hiệu nhiễm trùng tại vết thương
• Vết thương không cần phải dẫn lưu
• Vết thương không bị thiếu máu

Nên gặp bác sĩ khi nào?

Với những vết thương hở chúng ta có thể hoàn toàn sơ cứu, theo dõi và điều trị tại nhà an toàn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuy vậy, khi thấy có những dấu hiệu bất thường nào đó hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Dùng băng/ gạc để cầm máu nhưng không mang lại hiệu quả, máu vẫn liên tục chảy không có dấu hiệu ngừng sau vài phút.

  • Vết thương hình thành do người, động vật cắn, tác động mạnh lên vùng da.

  • Tổn thương nghiêm trọng ở vị trí gần vùng đầu, cổ, ngực, bụng gây dập nát hay có những vết lớn bị hở.

  • Vị trí tổn thương đi xuyên qua các khớp xương, đâm sâu.

  • Bị chấn thương nghiêm trọng gây đứt rời/ lìa các chi (nên bảo quản phần chi đứt rời trong túi nilon kín, sạch, ướp lạnh liên tục trong thời gian chờ cấp cứu).

  • Vết thương đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng, với các biện pháp thông thường không thể làm sạch được.

  • Bệnh nhân sốt cao liên tục >39 độ C, khó hạ sốt.

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *