Xử lý và chăm vết thương loét sâu đúng như thế nào

Tình trạng loét vết thương rất  hay gặp với những bệnh nhân nằm lâu ngày và tỳ đè tại 1 vị trí quá lâu. Các vết loét mang đến nhiều đau đớn cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu như không có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, để lại sẹo thâm / sẹo lõm. Bài viết sẽ mang đến cho bạn một số phương án để xử lý vết thương loét sâu hiệu quả.

 Nguyên nhân khiến vết thương loét sâu

vết thương loét sâu
Vết thương loét sâu nếu điều trị không đúng cách kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng loét của vết thương. Có thể chỉ từ một tổn thương nhỏ nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và lan rộng lở loét. Trong đó nguyên nhân chủ yếu để gây ra vết thương bị lở loét bao gồm có:

  • Do áp lực tỳ đè quá lâu khi bệnh nhân nằm liệt lâu ngày, người bệnh bị hôn mê sâu sau chấn thương của phẫu thuật.
  • Do các chất dinh dưỡng cung cấp thiếu làm cho những lớp cơ và lớp mỡ dưới da bị mỏng khi đó da sẽ dễ bị loét hơn
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính điển hình như là đái tháo đường
  • Bệnh nhân lười vận động thể dục.
  • Quá trình vệ sinh không được sạch sẽ, vi khuẩn chưa loại bỏ hết
  • Độ ẩm của da cao cũng là môi trường rất thuận lợi khiến cho phát triển của vi sinh vật có hại

Bên cạnh đó còn có 1 số lí do khiến cho vết thương trở nên nặng hơn đó là:

  • Quá trình chăm sóc vết thương bị loét không đúng cách, sử dụng một số sản phẩm sát khuẩn không thích hợp gây kích ứng và khiến vết thương chậm lành
  • Môi trường sống ẩm ướt, vi khuẩn có hại là điều kiện phát triển gia tăng tình thêm trạng bội nhiễm.

Những bước chăm sóc – xử lí vết thương loét sâu tại nhà

Một số cách bước chăm sóc và xử lý vết thương loét sâu tại nhà.

  • Bước 1: Làm sạch vết loét sơ bộ
Vết thương loét sâu nên vệ sinh thường xuyên hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng

Lúc đầu các vết loét sẽ có nhiều bụi bẩn chứa mảng da chết và dịch rỉ viêm. Khi này bạn cần phải làm sạch sơ bộ trước khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Với các vết loét sơ bộ ở mức độ nhẹ thì mọi người nên làm sạch bằng cách

dùng nhíp hơ qua lửa để nguội/ dung dịch sát khuẩn để gắp bỏ mảnh da chết có chứa di vật tại vết loét ra ngoài.

Sử dụng nước muối sinh lí để lau/ rửa vết thương

Với những vết thương nặng đã có mùi xuất hiện thì bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp trên mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc, xử lí một cách an toàn tránh hiện tượng nhiễm khuẩn.

  • Bước 2: vệ sinh vết loét bằng dung dịch chuyên dụng kháng khuẩn

Đây được xem công việc vô cùng quan trọng có thể áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân bị loét sâu. Vết loét sâu chỉ có thể nhanh lành nếu không bị nhiễm khuẩn, nhưng nếu việc sát khuẩn không đúng cách thì các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vòng tuần hoàn chung gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cấp… nguy hiểm hơn cho người bệnh.

Hàng ngày các vết loét cần được vệ sinh nhiều lần để đảm bảo sạch khuẩn. có thể sử dụng một số dung dịch sát khuẩn như ả là povidon iod, chlorhexidine, Dizigone…để đạt hiệu quả.

Cách vệ sinh vết thương loét sâu bằng dung dịch kháng khuẩn như sau:

– Dùng bông gạc thấm dung dịch để lau vết loét từ 3-4 lần/ ngày

– Lưu lại dung dịch trên vết loét trong tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại với nước

  • Bước 3: Dưỡng ẩm cho vết loét

Vết loét cần được dưỡng ẩm nhằm thúc đẩy nhanh quá trình lành vết loét diễn ra nhanh hơn, một số sản phẩm được khuyên dùng để dưỡng ẩm cho vết thương bao gồm như: Dizigone nano bạc (còn có thêm khả năng sát khuẩn). Nhờ đó tăng cường hiệu quả sát khuẩn và số lần vệ sinh vết loét giảm đi.

Một số sản phẩm giúp duy trì độ ẩm của vết loét nên sử dụng khi mà vết loét bị khô, không còn chứa dịch viêm. Với những vết loét nặng sẽ bắt đầu khô từ ngoài và trong chính, bởi vậy người bệnh nên chủ động quan sát, theo dõi để sử dụng kem ở những vùng da đã được khô hẳn.

  • Bước 4: Băng bó vết loét

Cần phải băng vết loét vì nó giúp ngăn chặn lại các yếu tố tấn công từ ngoài môi trường như: bụi bẩn, vi khuẩn…. Hạn chế cọ xát của vết thương với các đồ vật cứng xung quanh, không nên mặc độ quá chật.

Lưu ý là không nên băng quá chặt để tránh gây ra đau nhức, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Băng gạc nên đảm bảo điều kiện là vô khuẩn.

Nên tránh những việc sau khi chăm sóc vết thương loét sâu tại nhà

Vết thương loét sâu không nên chăm sóc điều trị bằng kinh nghiệm dân gian
  • Vệ sinh vết loét theo kinh nghiệm dân gian: có thể dùng lá trầu không / lá trà xanh để vệ sinh hàng ngày vết loét. Tuy vậy những phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn nên bạn hãy cân nhắc trước khi áp dụng.
  • Sử dụng một số sản phẩm vệ sinh như: oxy già, betadine, cồn y tế…. không mang lại hiệu quả đồng thời có thể thêm gây kích ứng tổn thương tế bào hạt khiến cho vết thương chậm lành.
  • Không được  tự ý rắc thuốc kháng sinh lên trên vết thương vì nó sẽ không giúp cải thiện tình trạng mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn bị tăng lên

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *