Xử lý ra sao khi bị bỏng do cháy nổ

Tình trạng cháy nổ có thể xảy ra tại bất kì nơi nào và ở bất cứ nơi đâu, có khi là chảy nố tự phát hay do sự sơ xuất của con người. Khi xảy ra các vụ cháy con người rất dễ bị bỏng do cháy nổ bởi gặp các điều kiện bị nhiệt tác động như bỏng do lửa, hóa chất hay do hơi nóng,… Vết thương khi bị bỏng do cháy nổ có thể để lại những hậu quá khó lường hay thậm chí là thiệt hại đến tính mạng. Chúng ta sẽ xử lý như thế nào khi bị bỏng do cháy nổ hay các vết bỏng tương tự khác, cùng tìm hiêu.

Nguyên nhân gây nên bỏng do cháy nổ

Bỏng do cháy nổ gây nên có rất nhiều nguyên nhân, hãy đảm bảo khi sử dụng                       các vật dụng an toàn để hạn chế nguy cơ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những vụ cháy nỏ trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

  • Cháy nổ do nhiệt độ cao như khí ga
  • Cháy nổ do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
  • Cháy nổ do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay chập mạch điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, khi cháy cầu chì, chạm mach.
  • Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
  • Cháy nổ trong công nghiệp thường dùng các thiết bị có nhiệt độ cao như:lò đốt, lò nung, các bể chứa nhiên liệu, các đường ống dẫn khí cháy, dễ cháy gặp lửa/ tia lửa điện có thể gây cháy, nổ.
  • Cháy, nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây nên :thuốc súng, bom, đạn, mìn, …

Cách xử lý bỏng do chảy nổ.

Bỏng do cháy nổ sẽ để lại vết tích khó xóa và rất nguy hiểm nếu không được cấp                                     cứu kịp thời.
  • Dập cháy lửa đang cháy trên quần áo: Sử dụng nước/ cát để dập tắt lửa. Ngoài ra có thể dùng áo, chăn vải thấm nước bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa. Nên xé bỏ ngay phần quần áo đang có nhiệt độ cao hay cháy âm ỉ / bị thấm nước nóng hay dầu, các dung dịch hóa chất khác và ngay sau đó cần tìm nước lạnh sạch để dội vào vùng bị bỏng nhăm hạ nhiệt cho nạn nhân.
  • Làm mát và băng vết bỏng do cháy nổ: có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng ở phần tay hoặc ngâm phần bị bỏng trong nước đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát ( khoảng 15-20 phút không nên quá lâu). Vật cứng trên vùng bỏng nên tháo ra toàn bộ như: giày, nhẫn,  ủng, vòng, đồng hồ, trước khi vết bỏng trở nên phù nề. Che phủ vùng bỏng do cháy nổ bằng gạc, vải vô khuẩn (nếu có), hoặc có thể sử dụng bằng vải sạch.

Lưu ý không nên làm:

– Dùng nước quá lạnh hay đá trực tiếp để làm mát vết bỏng hay đưa toàn bộ cơ thể vào nước ngâm.

– Không được bôi mỡ, dầu, dung dịch cồn, hay cả kem kháng sinh vào vết bỏng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Không được chọc vỡ hay cố tình làm bể các túi phỏng nước.

– Không được bóc mảnh quần áo, da dính vào vết bỏng ( da sẽ lột ra theo mảng).

– Tháo bỏ phần quần áo bị cháy đã được làm mát

– Không nên động chạm vào vết bỏng do cháy nổ bởi dễ gây nhiễm trùng.

Việc nên làm khi bị bỏng do cháy nổ

–  Khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có những chấn thương khác hãy cho uống thật nhiều nước.

– Hãy uống khoảng một nửa thìa cà phê muối ăn hoặc 2 đến 3 thìa cà phê đường, nước cam, mật ong, nước chanh ép pha loãng với 1 lít nước. Nếu không thể pha với những nguyên liệu trên thì hãy cho nạn nhân uống nước Oresol, bởi bị bỏng do cháy nổ sẽ khiến nận nhân mất nước.

– Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân ( nếu cần). Trong trường hợp nếu có nghi ngờ là nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau hay thuốc an thần mạnh.

– Nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở gần nhất để việc điều trị vết bỏng do cháy nổ diễn ra đúng thời điểm.

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây

Phòng chống sốc bỏng do cháy nổ.

  • Nên đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, động viên an ủi nạn nhân tránh để nạn nhân rơi vào tình trạng hôn mê.
  • Cho nạn nhân uống nhiều nước nhất có thể bởi tai nạn xảy ra cơ thể sẽ mất rất nhiều nước.
  • Duy trì đường hô hấp: Nạn nhân bị bỏng do cháy nổ ở vùng mặt/ cổ, đặc biệt là khi bị kẹt trong nhà bị cháy mà có chứa: dầu, đồ đạc, bàn ghế… bốc cháy cùng lúc thì bị phù mặt và cổ sẽ rất nhanh. Triệu chứng này là do đường hô hấp do hít phải khói hay quá nhiều hơi nóng, với những trường hợp này cần ưu tiên chuyển tới bệnh viện ngay tức thì. Nhưng nếu phải chờ đợi hoặc đang trên đường di chuyển, phải theo dõi nạn nhân và phải bảo đảm sự thông thoáng đường hô hấp cho nạn nhân dễ thở ( nghẹt thở là điều rất dễ xảy ra trong tình huống này).

Cấp cứu bỏng do cháy nổ khá đơn giản với những vụ nhỏ nhưng lại rất khó với những nhà ở tầng cao, vị trí hẹp, có quá nhiều đồ đạc. Việc xử lý bỏng do cháy nổ là rấ cần thiết và phải đưa nạn nhận ra khỏi khu vực nguy hiểm, phải cấp cứu khẩn trương, linh hoạt. Như thế mới có thể tránh được tính mạng và  những biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. Mọi người hãy tự nâng cao ý thức, sinh hoạt an toàn để đảm bảo sẽ không bị bỏng do cháy nổ.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *