Xử lý loét do tỳ đè như thế nào cho đúng cách và hiệu quả

Xử lý loét do tỳ đè không tốt sẽ gây nhiều cản trở, khó khăn cho bệnh nhân. Trên thực tế, việc điều trị xử lý loét do tỳ đè không phải là một việc dễ dàng bởi vì đa số các nguyên gây ra bệnh đều do ảnh hưởng bởi một số cơ quan trong cơ thể.

Xử lý loét do tỳ đè- Loét tỳ đè là gì?

Xử lý loét do tỳ đè cáng sớm càng tốt.

 

Loét tỳ đè được xác định bởi những biến đổi ở da và lớp mô dưới da do tỳ đè lên các phần lồi của xương gây ra. Nếu không được quan sát kĩ, chú ý thì các lực này sẽ gây loét. Như vậy, phương pháp điều trị hiệu quả nhất với các trường hợp loét do tỳ đè chính là phòng bệnh, nhưng cũng có trườn hợp trong điều kiện tối ưu nhất cũng không phòng ngừa được.

Loét tỳ đè ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, xử lý loét do tỳ đè cũng gặp khó khăn bởi do nằm viện lâu ngày, bệnh nhân bị tổn thương cột sống hay có bệnh nền: tim mạch,tiểu đường có nguy cơ loét tỳ đè cao. Một số yếu tố góp phần hình thành loét do tỳ đè bao gồm: thiếu hụt dinh dưỡng, trọng lượng tăng hoặc giảm, mất thể tích, đại tiện mất tự chủ, thiếu máu, đái tháo đường, suy thận, bệnh ác tính, phẫu thuật lớn, sử dụng thuốc an thần, hút thuốc, các rối loạn chuyển hóa và nằm liệt giường / ngồi trên xe lăn. Sau cùng là bản thân da của người bệnh có tuổi sẽ giảm độ dày- tính đàn hồi, nên sẽ tăng nguy cơ bị tổn thương khi bị tỳ đè.

Cơ chế gây tổn thương: bởi do áp lực, các lực ma sát/ trượt và độ ẩm. Khoảng > 90% loét tỳ đè xuất hiện trên các vùng lồi xương ở phần dưới cơ thể. Yếu tố thứ hai chính là các lực trượt, hình thành bởi sự trượt của các bề mặt liền kề, chính sự trượt này gây ép lên các dòng mao mạch với lớp dưới da như: nâng phần thân trên của bệnh nhân lên thì áp lực sẽ trượt tác động xuống phần cùng cụt. Ma sát chính là lực được tạo ra khi hai bề mặt chuyển dịch qua lại nhau: như bệnh nhân trượt trên giường. Cuối cùng là độ ẩm góp phần làm tăng nguy cơ loét do tỳ đè, bởi việc mất tự chủ trong tiểu/ đại tiện.

Xử lý loét do tỳ đè- đánh giá vết loét

Xử lý loét do tỳ đè với cấp độ 1 và 2 sẽ dễ dàng hơn nhiều, cấp độ 3 và 4 cần sự can thiệp của y khóa.

 

  • Loét tỳ đè độ 1: bị viêm cấp ở tất cả các lớp da, biểu hiện sẽ là một khu vực có màu hồng ban không có thể làm trắng lại được, nền da còn nguyên vẹn.
  • Loét tỳ đè độ 2: Biểu hiện là việc phá vỡ các biểu bì và chân bì, màu hồng ban xung quanh/ đám cứng, hay là cả hai. Đó là hậu quả của việc viêm đã lan rộng khiến phản ứng của các nguyên bào sợi.
  • Loét tỳ đè độ 3: viêm bởi loét da hoàn toàn không đồng đều vì đã mở rộng vào lớp mô dưới da nhưng chưa qua lớp mặt phía dưới. Tại đây những tổn thương sẽ bị chảy dịch,có mùi hôi/ thối, hay hoại tử.
  • Loét tỳ đè độ 4: đã xâm nhập vào lớp mạc sâu, hàng rào chắn cuối cùng bị phá hủy để lan rộng, các phần xương- khớp-  cơ có thể bị ảnh hưởng.

Hầu hết các biến chứng xuất hiện với loét độ 3 và 4  bao gồm viêm mô tế bào, nhiễm trùng khớp, viêm xương khớp, uốn ván, viêm khớp xương mủ cấp.

Xử lý loét do tỳ đè- cách phòng ngừa

Người bệnh có nguy cơ loét cần phải được xem xét, thăm khám thường xuyên. Hãy khám da người bệnh thường niên để phát hiện các khu vực đỏ là dấu hiệu cho các biến đổi áp lực sớm. Khi thay đổi lại tư thế nằm/ ngồi phải nâng người bệnh chứ không được kéo lê ra khỏi giường / xe đẩy để hạn chế lực ma sát gây tổn thương cho lớp biểu bì. Hạn chế nâng thân trên bệnh nhân lên > 30 độ để hạn chế tối đa các lực trượt.

Những loại đệm- giường và các dụng cụ cơ học đặc biệt đang có trên thị trường sẽ có tác dụng ngăn ngừa loét tỳ đè do thay đổi áp lực trên các phần lồi xương. Các dụng cụ như: đệm gel- đệm bọt-  đệm ghế hay đệm da cừu có tác dụng trong phòng ngừa loét tỳ đè tại các vị trí giải phẫu đặc biệt.

Xử lý loét do tỳ đè và chăm sóc ngăn ngừa cũng sẽ cũng sẽ giảm thiểu những tác hại. Nên hạn chế việc thiếu hụt dinh dưỡng, tình trạng bất động và thiếu tự chủ trong vệ sinh.

Xử lý loét do tỳ đè

xử lý loét do tỳ đè
Xử lý loét do tỳ đè cần nâng đỡ, thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên.
  • Làm sạch vết thương và cắt bỏ mô hoại tử

Xử lý loét do tỳ đè trước tiên là nhằm mục đích tạo ra môi trường thúc đẩy mô hạt lành lặn. Vết thương nên được rửa sạch không gây khó chịu bằng gạc/ bông tẩm nước muối sinh lý, tưới rửa vết thương từ trên xuống dưới (không nên dùng peroxit hydro và povidon-iod). Mô hoại tử sẽ ngăn ngừa việc làm lành vết thương cũng như thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn. Phương pháp tốt nhất là cắt bỏ mô hoại tử ở các vết loét tỳ đè.

  • Băng bó:

Ngay khi vết thương sạch, việc tiếp theo để xử lý loét do tỳ đè là băng bó làm thúc đẩy sự việc làm lành vết thương. Nguyên tắc thông thường chính là duy trì độ ẩm cho vết loét và làm khô vùng da xung quanh. Việc băng vết loét nhằm mục đích kiểm soát sự tiết dịch, và cần người chăm sóc quan sát. Băng được lựa chọn bao gồm: gạc có tẩm dung dịch muối và băng bít. Thay băng thường xuyên 4-6h/ lần hoặc khi bệnh nhân đi đại tiện để kiểm soát, theo dõi và xử lý loét do tỳ đè kịp thời.

  • Xử trí các biến chứng

Biến chứng hay gặp nhất là vết thương không lành và nhiễm trùng. Khi các vết thương sạch không lành được thì cần phải đánh giá lại tình trạng của người bệnh và điều trị thử bằng một loại kháng sinh phổ rộng tại chỗ trong 2 tuần.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *