Vì sao tiểu đường bị hoại tử chân? Cách phòng ngừa nào cho bệnh nhân

Tiểu đường bị hoại tử chân được xếp vào là những biến chứng rất nghiêm trọng, tỉ lệ khiến cho người mắc phải cắt bỏ chi, một phần của cơ thể rất cao. Lý do nào bệnh tiểu đường lại có thể gây ra mối hiểm họa lớn trong cuộc sống người bệnh như vậy? Phải làm cách nào để phòng tránh những biến chứng tiểu đường tại chân?

Vì sao tiểu đường gây hoại tử bàn chân?

Với những người bình thường, phần mềm có vết thương như bàn chân sẽ có thể lành chỉ sau vài ngày hay ít nhất 1 tuần. Nhưng, ở người bệnh tiểu đường thì những vết thương ở bàn chân lại rất lâu lành, kéo dài vài tuần hay là vài tháng. Vết thương lâu lành, rất dễ bị nhiễm trùng, khả năng lan rộng lớn và kết quả tất yếu sẽ phải phải cắt cụt chân hoặc nặng hơn là gây nhiễm trùng cho toàn cơ thể, tính mạng người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân làm cho người bệnh tiểu đường bị hoại tử chân. Trong số đó, nguy cơ gồm có: bệnh mạch máu ngoại vi, tổn thương thần kinh ngoại biên.

  • Bệnh mạch máu ngoại vi
Tiểu đường bị hoại tử chân- một nguyên nhân do thiếu máu để nuôi dưỡng các mô.

Bệnh mạch máu ngoại vi – hay còn gọi là bệnh mạch máu ngoại biên (tên gọi chung của các bệnh liên quan đến hệ động mạch nhưng nằm cách xa tim). Theo các thống kê cho thấy, tỉ lệ là 30% bệnh nhân loét bàn chân sẽ có liên quan đến bệnh máu ngoại vi.

Ở người bệnh tiểu đường, sự thay đổi mạch máu vi tuần hoàn gây nên tình trạng đặc trưng là biểu hiện xơ vữa động mạch. Sự hành thành của các mảng xơ vữa và khối huyết sẽ gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, các động mạch cung cấp máu cho các chi bị tổn thương. Chính điều này khiến cho vết loét thêm lâu lành và khó điều trị hơn nhiều.

  • Tổn thương thần kinh ngoại biên

Tổn thương thần kinh ngoại biên – một trong những biến chứng hay gặp ở khoảng 50 đên 75% bệnh nhân tiểu đường. Hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương làm cho người bệnh mất cảm giác với nhiệt độ nóng hay lạnh, sẽ không cảm thấy đau khi bị đâm vì những vật sắc nhọn / vật nặng đè nén lên. Những tác động này sẽ rất dễ gây nên những vết thương hay bỏng rộp, trầy xước ra và loét.

Thêm một vấn đề của tổn thương thần kinh sẽ giảm tiết mồ hôi và da thay đổi là làm giảm tính chất tự vệ của da đối với những sự xâm nhập của vi sinh vật từ bên ngoài vào, tình trạng da khô nứt nẻ là điều kiện thuận lợi nhiễm khuẩn bàn chân. Tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên cũng sẽ  làm giảm tiết mồ hôi và giảm khả năng tự vệ của da đối với sự xâm nhập của vi khuẩn. Lý do này khiến cho vết thương bị nhiễm trùng/ nhiễm khuẩn.

Mức độ tổn thương do bệnh tiểu đường bị hoại tử chân

Tiểu đường bị hoại tử chân nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ cắt cụt chi rất cao.

Hoại tử chân gây do bệnh tiểu đường gây ra có nhiều mức độ tổn thương khác nhau, từ nhẹ – nặng.

  • Khó lành khi da bị tổn thương: Bệnh tiểu đường gây ra tổn thương thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ẩm da và tái tạo. Chính vì thế  khiến cho vùng da ở chân người tiểu đường sẽ bị khô ráp/ nứt nẻ hay thường xuyên bong tróc.
  • Bị chai chân: hiện tượng khá phổ biến mà cũng có thể gặp phải. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường hay chủ quan. Khi các vết chai đã để lâu ngày mà không được điều trị kịp thời thì sẽ phát triển rộng hơn, dần sau đó xuất hiện các vết nứt -> lở loét. Những tổn thương này khi đã hình thành rất khó lành, thường bị nhiễm trùng và hoại tử.
  • Bị loét chân: chân bị hiện tượng này xảy ra bởi do bệnh nhân trước đó gặp những biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên nên đã mất cảm giác đau, xác nhận độ nóng-lạnh,… khi bị những ngoại lực tác động. Vì vậy đã khiến cho cơ thể bị giảm khả năng tự bảo vệ / tự chữa lành vết thương. Tình trạng xơ vữa động mạch cũng làm giảm lượng máu tới các chi, vùng chi dưới trở nên nghèo nàn dưỡng chất, ôxy. Đây là lý do khiến cho những người mắc tiểu đường bị loét bàn chân rất khó điều trị.
  • Hoại tử chân: tiểu đường bị hoại tử chân là chứng tiểu đường nghiêm trọng nhất, xảy ra bởi các vết loét chân không được điều trị đúng cách, kéo dài. Khi tổn thương ở bàn chân đã hình thành những vết loét quá lớn, không được điều trị kịp thời, cộng với điều kiện thiếu máu nuôi dưỡng sẽ khiến bị hoại tử ở bàn chân.

Hướng xử trí và chăm sóc người tiểu đường bị hoại tử chân

  • Mỗi ngày đều kiểm tra bàn chân: kiểm tra các kẽ chân/ kẽ móng xem có vết xước, vết rộp, vết chai sạn hay không. Thêm đó, cần phải theo dõi xem da có bị đỏ, bị khô nứt, nóng / bị căng quá không.
Tiểu đường bị hoại tử chân- không nên ngâm rửa chân trong nước quá lạnh/ quá nóng sẽ dễ xâm nhập bởi vi khuẩn.
  • Rửa sạch chân hàng ngày bằng loại xà phòng trung tính (đặc biệt nơi các kẽ chân). Sau khi rửa để khô chân hoàn toàn và sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da , hạn chế xuất hiện các vết nứt (lưu ý không được ngâm chân quá lâu trong nước để giảm thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong vết loét).
  • Không nên cắt móng chân quá sâu, khi cắt móng chân không làm tổn thương da.
  • Nên sử dụng dép đi trong nhà mềm mại / đi tất vừa chân, chất liệu là sợi bông / cottong mềm và đi tất bằng mặt trái, không nen đi chân trần để hạn chế những va chạm dẫn đến tổn thương.
  • Không được sưởi chân/ chườm nóng chân, sử dụng nước nóng ngâm chân kể cả khi thấy bị tê bì/ bị lạnh chân để không bị bỏng / tổn thương bởi nhiệt.

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bị hoại tử chân

Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường bị hoại tử chân, bệnh nhân hãy thường xuyên theo dõi những chỉ số mỡ máu và đường huyết, khám sức khỏe định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu như phát hiện thấy các triệu chứng bất thường như: lạnh hai chân, đau khi đi lại, đau cách hồi vùng bắp chân hay bàn chân, có cảm giác ngứa ở da,… thì cần đến cơ sở y tế để được tư vấn.

Ngoài việc tuân thủ điều trị bằng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thì việc bổ sung các sản phẩm có thành phần thảo dược được nghiên cứu chứng minh lâm sàng là một phương pháp được các chuyên gia y tế đánh giá cao.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *