Vì sao bệnh tiểu đường bị lở loét? Cách chăm sóc vết loét tiểu đường

Bệnh tiểu đường là hiện tượng rối loạn đường huyết trong cơ thể, lượng insulin tiết ra không đủ. Gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bị. Vậy bạn có biết vì sao bệnh tiểu đường bị lở loét và cách chăm sóc thế nào là chuẩn không? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

Vì sao bệnh tiểu đường bị lở loét?

Hiện tượng lở loét có thể xuất hiện ở bất kì một vị trí nào trên cơ thể của bệnh nhân bị tiểu đường.  Song điển hình nhất phải kể đến đó chính là bàn chân. Vây nguyên nhân từ đâu dẫn đến bệnh tiểu đường bị lở loét?

Người tiểu đường dễ bị động mạch ngoại biên

Đây được xem là lý do hàng đầu dẫn đến các vết thương hở ở người tiểu đường trở nên nghiêm trọng.
Đây được xem là lý do hàng đầu dẫn đến các vết thương hở ở người tiểu đường trở nên nghiêm trọng.

Đây được xem là lý do hàng đầu dẫn đến các vết thương hở ở người tiểu đường trở nên nghiêm trọng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ glucose trong máu tăng cao và không kiểm soát trong 1 thời gian dài sẽ dẫn đến nồng độ NO trong máu giảm mạnh các yếu tố gây co mạch tăng và hình thành máu đông. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các động mạch ngoại vi như: Tăng trương lực cơ thành mạch, xơ vữa động mạch, hẹp lòng mạch…. Làm lưu lượng máu đến các chi bị giảm. Các mô không được cung cấp đủ oxy dưỡng chất dẫn đến hoại tử.

Lở loét do tác động biến chứng thành kinh ngoại vi

Hoạt động và phản xạ của bàn chân được kiểm soát bởi hệ thần kinh ngoại vi bao gồm có thần kinh cảm giác, hệ thần kinh vận động và tự động. Bệnh nhân tiểu đường do hàm lượng đường trong máu tăng cao mạch máu bị tổn thương khiến hệ thần kinh không được nuôi dưỡng dẫn đến tổn thương. Hệ thần kinh tổn thương sẽ dẫn đến chức năng bàn chân thay đổi. Gây tình trạng rối loạn cảm giác, cấu trúc bàn chân thay đổi đồng thời thay đổi chức năng tuyến tiết.

Nhiễm trùng khiến lở loét ở người tiểu đường trở nên nghiêm trọng

Khi có vết thương hở các vi khuẩn virus sẽ bắt đầu tấn công cơ thể. Chúng bắt đầu sinh sôi phát triển và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Các vi khuẩn tấn công vào mô cơ gây viêm nhiễm hoại tử. Bên cạnh đó chúng còn tạo các màng sinh học để ngăn tác động của thuốc sát khuẩn và kháng sinh

Sau 1 thời gian nếu không điều trị đúng cách ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng và hậu quả là bàn chân sẽ bị hoại tử.

Một số hậu quả của lở loét ở người tiểu đường

Bệnh nhân bị lở loét do tiểu đường có nhiều nguy hiểm ví dụ như:

Người bệnh phải tháo chi

Đây la ảnh hưởng đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được. Tình trạng lở loét khiến người bệnh đau đớn khó chịu. Hạn chế khả năng vận động. Nặng nề hơn nếu nó bị hoại tử thì người bệnh có thể sẽ bị tháo chi để ngăn ngừa nhiễm khuẩn lây lan.

Tình trạng lở loét khiến người bệnh đau đớn khó chịu. Hạn chế khả năng vận động. Nặng nề hơn nếu nó bị hoại tử thì người bệnh có thể sẽ bị tháo chi để ngăn ngừa nhiễm khuẩn lây lan.
Tình trạng lở loét khiến người bệnh đau đớn khó chịu. Hạn chế khả năng vận động. Nặng nề hơn nếu nó bị hoại tử thì người bệnh có thể sẽ bị tháo chi để ngăn ngừa nhiễm khuẩn lây lan.

Tổn thương tâm lý

Bệnh nhân tiểu đường bị lở loét sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Lâu dần gây mệt mỏi chán chường vì là gánh nặng của người thân. ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh khiến họ ngại tiếp xúc với người khác

Gánh nặng kinh tế

Khi người tiểu đường bị lở loét thì kinh phí điều trị sẽ rất lớn. Người bệnh đái tháo đường có biến chứng lở loét thì mức điều trị sẽ cao gấp 4-5 lần so với người không biến chứng.

Cách xử lý tiểu đường bị lở loét

Lở loét tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí hoại tử và cụt chi. Vì thế bạn nên tuân thủ 1 số điều sau:

Vệ sinh loại bỏ phần hoại tử

Được sử dụng cho những phần mô tổn thương không có khả năng phục hồi. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ mô đã chết loại bỏ vi khuẩn tế bào chết ngăn chặn ổ hoại tử lan rộng

Kiểm soát đường huyết

Bệnh nhân bị tiểu đường cần phải có biện pháp kiểm soát đường huyết. Chỉ có như vậy mới không phải đối diện với những biến chứng do bệnh gây ra, Đường huyết ổn định người bệnh sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn uống tập luyện và uống thuốc theo đúng quy định của bác sĩ

Giảm áp lực tì đè lên vết lóet

Người bệnh cần hạn chế di chuyển và tì đè vào vết loét và khu vực xung quanh. Điều này làm tăng lưu lượng máu tưới đến các mô tổn thương giúp các mô nhận đủ chất dinh dưỡng và tạo ra miễn dịch. Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và ngăn ngừa hiện tượng hoại tử mô.

Kiểm tra vết loét hàng ngày

Các ổ viêm loét cần được kiểm tra thường xuyên ít nhất 2 lần/ ngày và vệ sinh sạch sẽ. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Trong quá trình đó bệnh nhân cũng nên theo dõi sự phát triển của vết loét để đến bác sĩ khi cần

Sử dụng thuốc điều trị

Những trường hợp nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ ngăn ngừa vi khuẩn. Kháng sinh ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn hạn chế mở rộng của ổ loét.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *