Vết thương bị hoại tử là gì? Dấu hiệu hoại tử

Vết thương bị hoại tử là một trong những biến chứng nguy hiểm mà không ai muốn gặp phải. Tổn thương da ở mức hoại tử rất lâu lành gây đau đớn đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạnh của bệnh nhân. Vậy vết thương bị hoại tử là gì, dấu hiệu nguyên nhân hoại tử là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.

Vết thương bị hoại tử là gì? Dấu hiệu hoại tử

Vết thương bị hoại tử là hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị. Bất kể vết thương ở đâu đều có nguy cơ hoại tử. Đặc biệt là vết thương do mổ nội tạng, vết thương hở ở chân tay….

Vết thương bị hoại tử là hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị
Vết thương bị hoại tử là hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị

Vết thương bị hoại tử chia thành 2 loại chính:

  • Hoại tử khô: không có dịch, màu nâu hay đen có thể bong tróc mảng da hoại tử
  • Hoại tử ướt: Lở loét, gồm mô chết và dịch vàng hay nâu đỏ

Dấu hiệu hoại tử vết thương

Đau

Đây là dấu hiệu điển hình đầu tiên khi vết thương bị hoại tử. Mức độ đau sẽ tăng dần phụ thuộc vào mức độ hoại tử

Vết thương hoại tử khô đau nhức nhưng không loét. Ngược lại, tình trạng đau rát thường đi kèm sưng nóng, đỏ và loét đối với hoại tử ướt.

Vết thương có mùi khó chịu

Vết thương hoại tử thường có mùi thối gây khó chịu đối với người bệnh và những người xung quanh. Đây là dấu hiệu nhận biết chắc chắn vết thương đang nhiễm trùng. Lúc này, vết thương cần được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn và loại bỏ phần hoại tử.

Vết thương không còn mùi là dấu hiệu tiến triển tốt trong điều trị hoại tử. Bởi phần hoại tử đã được loại bỏ và không lan rộng ra nữa.

Sốt

Người bệnh thường có sốt nhẹ hay sốt cao tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và chấn thương. Bệnh nhân sốt cao trên 39 độ liên tục trong 48 giờ thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị

Nguyên nhân vết thương hoại tử

Nguyên nhân hoại tử có 2 loại:

  • Do vết thương bị nhiễm trùng: Do tụ cầu, liên cầu tấn công. Từ đó độc tố của vi khuẩn gây lở loét và hoại tử mô tại vị trí tổn thương
  • Do băng bó vết thương quá chặt lượng máu đến vết thương không đủ nuôi mô tế bào: Từ đó khiến vết thương bị khô quắt lại và mô chết dần

Nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử

Nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử được thực hiện 3 nguyên tắc chính như sau:

  • Loại bỏ phần hoại tử để tránh các mô xung quanh hoại tử theo. Trường hợp hoại tử đã lây lan rộng bác sĩ có thể cân nhắc để cắt bỏ hoàn toàn mô xung quanh
  • Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để kiểm soát nhiễm trùng. Đảm bảo vết thương sạch khuẩn, tránh bội nhiễm gây tổn thương sâu thêm
Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để kiểm soát nhiễm trùng
Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để kiểm soát nhiễm trùng
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt và kháng sinh tùy trường hợp theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ

Khi thực hiện đúng theo 3 nguyên tắc nay tình trạng hoại tử sẽ được cải thiện tránh được nguy cơ gây tổn hại sức khỏe tính mạng bệnh nhân

Phần hoại tử cần được loại bỏ sớm nhất. Bởi nếu nó còn tồn tại phần mô xung quanh rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và hoại tử theo. Tốt nhất bạn nên nhờ người có chuyên môn hay bác sĩ để lấy hết phần hoại tử.

Giữ vết thương sạch và khô ráo. Nếu dịch từ vết thương thấm ướt bông băng cần thay băng ngay cho bệnh nhân. Trường hợp hoại tử quá nhiều các mô dập nát và lây lan quá mạnh bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ hoàn toàn phần hoại tử khỏi cơ thể

Vết thương bị hoại tử vô cùng nguy hiểm vì thế bạn nên có cách chăm sóc và giữ gìn tốt nhất. Vừa hạn chế nhiễm trùng lại đảm bảo vết thương nhanh chóng hồi phục

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *