Vết bỏng bô bị mưng mủ- Báo động đỏ không thể nào bỏ qua

Bỏng bô nếu không quá trình chăm sóc và xử lý không đúng cách sẽ dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Vết bỏng bô bị mưng mủ chính là báo động đỏ cho dấu hiệu vết thương nhiễm trùng bạn không được lơ là. Nếu không may bị mưng mủ thì cách xử lý thế nào  cho an toàn và hiệu quả? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây !

Vết bỏng bô bị mưng mủ khi nào ?

Vết bỏng bộ bị mưng mủ là dấu hiệu cho thấy vết thương đang bị nhiễm trùng

 

Phương tiện giao thông chủ yếu ở nước ta là xe máy, vì thế tai nạn bỏng do bô xe máy là điều không thể tránh khỏi tránh khỏi đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ nhỏ. Bỏng bô xe máy tưởng chừng chỉ là vết thương vô cùng đơn giản nhưng, chỉ cần một vài sai sót nhỏ trong quá trình chăm sóc và xử lý vết thương cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường.

Nhiệt độ cao từ bô xe máy sẽ làm da bị bỏng, loét, trầy và lớp màng bảo vệ tự nhiên của cơ thể mất đi. Vết thương hở tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập vào sâu trong cơ thể, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ. Nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiễm khuẩn vết bỏng bô mưng mủ là: Streptococcus (liên cầu khuẩn) và Staphylococcus (tụ cầu khuẩn), các loài nấm và vi khuẩn khác như: P.aeruginosa,Candida albicans,Pseudomonas… cũng làm xuất hiện tình trạng này ở vết thương.

Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào vị trí, độ sâu của vết bỏng bô xe máy. Diện tích vết bỏng càng rộng, càng sâu thì sẽ gây tổn thương càng lớn tới hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cho nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao.

Đặc điểm của vết bỏng bô bị mưng mủ

  • Vết bỏng bô sưng to phù nề, lan rộng: sau bỏng, nếu vết thương được chăm sóc cẩn thận sẽ sớm được lành lại. Tuy vậy, nếu thấy tình trạng vết bỏng bất thường sưng to, ngày càng tấy đỏ, lan rộng thì khả năng cao là vết thương đang bị nhiễm trùng – mưng mủ rồi.
  • Vết bỏng bô bi mưng mủ xanh- vàng, dịch tiết ra có mùi hôi thối: Mủ chính là sản phẩm của hệ miễn dịch từ cơ thể, mục đích là chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết thương hở. Dù tiết ra mủ vàng hay mủ xanh đều là những dấu hiệu nhận biết vết thương đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Có nguy hiểm không- Vết bỏng bô bị mưng mủ?

Đa phần những trường hợp vết bỏng bô sau khi được chăm sóc sẽ se dần và bắt đầu hồi phục lại da. Nhưng, nếu vết bỏng của bạn đã mưng mủ- dấu hiệu vết bỏng đã bị nhiễm trùng. Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý kịp thời đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, viêm tủy xương, mô viêm…

Vết bỏng bô mưng mủ nói riêng và những vết thương ngoài da khác các bạn không thể chủ quan vì nguy cơ gây ra biến chứng sẽ là rất cao. Chăm sóc vết thương hàng ngày, cẩn thận và đến bác sĩ sớm là biện pháp phòng ngừa rất hữu hiệu cho bạn.

Khi hệ miễn dịch bị kích thích, cơ thể bạn cũng sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sau:

  • Đau nhiều hơn tại vết thương: đau/ nhức tại vị trí vết bỏng chảy mủ là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên tình trạng sưng đau chỉ kéo dài khoảng 3 ngày sau khi xuất hiện. Nếu như triệu chứng trên kéo dài và đi kèm nhiều biểu hiện khác, hãy nên nghĩ tới tình huống mức độ nhiễm trùng đã trở thành nghiêm trọng.
  • Sốt cao toàn thân: Sốt là một trong những dấu hiệu dễ thấy  đầu tiên sau khi vết thương đã bị nhiễm trùng,  sốt nặng hay nhẹ tùy theo tình trạng nhiễm trùng. Chính vì lý do đó, khi vết bỏng bô bị mưng mủ, có dấu hiệu sốt cao toàn thân, tăng lên về chiều tối. Nếu thấy sốt cao > 39 độ C kèm theo hiện tượng co giật, khó thở,… hãy đến ngay các cơ sở y tế để tránh những biến chứng nguy kịch có thể xảy ra.
  • Cơ thể mệt mỏi: nhiễm trùng tại chỗ vết thương sau thời gian ngắn sẽ theo đường máu mà lan ra khắp cơ thể, dẫn đến xuất hiện những dấu hiệu trên toàn thân, điển hình như thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, yếu cơ…

Vết bỏng bô bị mưng mủ- Cách xử lý

Hàng ngày vệ sinh vết thương với dung dịch chuyên dụng để loại bỏ mủ

Với những  trường hợp vết bỏng bô mưng mủ nhẹ, hay khi bệnh nhân chăm sóc vết thương tại nhà sau thăm khám, chăm sóc vết bỏng có thể thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Sử dụng dung dịch rửa, làm sạch vết thương

– Trước tiên, hãy rửa tay sạch bằng xà phòng.

– Sau đó sử dụng dung dịch chuyên dụng để rửa vết thương và gạt bỏ mủ từ 1 – 2 lần/ ngày.

– Sau khi đã rửa sạch vết thương, hãy dùng băng gạc sạch chấm nhẹ nhàng lên lên vết thương, không nên dùng bông vì có thể sẽ để lại sợi bông ở miệng của vết thương.

Chú ý: Trong khi thực hiện, thao tác cần nhẹ tay để tránh tác động mạnh vào vết thương gây ra chảy máu. Khi rửa, tiến hành rửa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh cho vi khuẩn, bụi bẩn tấn công sâu hơn vào vết thương. Không nên sử dụng cồn, oxy già để làm sạch vết thương, bởi trong những sản phẩm này có  tính sát khuẩn quá cao sẽ làm chết các tế bào lành.

  • Bước 2: Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh 

Sử dụng thuốc mỡ có chứa kháng sinh / thuốc uống kháng sinh đã được bác sĩ kê đơn.

Tình trạng vết bỏng bô bị mưng mủ sẽ thuyên giảm dần dần sau khoảng 3-4 ngày điều trị tích cực với kháng sinh . Nhưng nếu thấy vết thương không giảm, mà có dấu hiệu tăng lên thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất đề được thăm khám và điều trị .

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *