Tuyệt chiêu chăm sóc vết thương nhiễm trùng nhanh lành, hạn chế sẹo

Lớp phòng thủ đầu tiên của cơ thể là da. Cấu trúc da sẽ bị phá vỡ khi có vết thương hở, tạo điều kiện thuận lời để da tiếp xúc với các vi khuẩn bên ngoài. Chỉ cần chăm sóc không cẩn thận, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và khiến vết thương nhiễm trùng và mưng mủ. Để xử lý tốt nhất hãy tham khảo những cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng sau đây.

Vì sao vết thương nhiễm trùng?

Vết thương nhiễm trùng là hậu quả không bệnh nhân nào mong muốn.

Với điều kiện bình thường, bề mặt ngoài của da được bảo vệ bởi một lớp màng “acid” mỏng tiết ra do tuyến bã nhờn. Nhiệm vụ lớp màng acid này sẽ giúp điều chỉnh độ pH da cũng như nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trên da. Những vi sinh vật có lợi này sẽ ngăn chặn và kìm hãm mầm bệnh thâm nhập vào cơ thể. Bởi vậy, khi da không bị tổn thương, phản ứng viêm của cơ thể sẽ không hình thành.

Một khi cấu trúc da bình thường bị xé rách, thì bất cứ vi sinh vật nào trú ngụ trên da cũng sẽ là nguyên nhân khiến vết thương nhiễm trùng. Cùng với đó, từ bên ngoài những mầm bệnh cũng sẽ có cơ hội xâm nhập vào thuận lợi hơn. Tùy vào mức độ nặng- nhẹ, vị trí của vết thương mà sẽ xảy ra hiện tượng vết thương nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách, hợp lý.

Khi bị vết thương nhiễm trùng, cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch gây tạo thánh các triệu chứng như:

  • Đau nhiều hơn so với bình thường
  • Vết thương sưng nề, đỏ
  • Khi sờ vào thấy chai cứng
  • Chảy nhiều dịch, mủ có màu vàng, xanh… mùi hôi khó chịu.
  • Sốt .38 độ C kéo dài trong 4h.

Trong trường hợp vết thương trên nền bệnh nhân suy nhược/  mãn tính, dấu hiệu vết thương nhiễm trùng thường sẽ khó phát hiện hơn. Thường có các biểu hiện khác nhau ở bệnh nhân như:

  • Không muốn ăn
  • Khó chịu, bứt rứt
  • Mất kiểm soát/ khó kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Vết thương nhiễm trùng- Hậu quả

Vết thương nhiễm trùng nếu không chăm sóc điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả khó lường

Vết thương nhiễm trùng là vấn đề không thể lơ là, chủ quan. Nếu không được xử lý sớm, vết thương nhiễm trùng sẽ làm cho vết thương chậm lành, kéo dài đau đớn. Ngoài ra, nó có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

  • Viêm mô tế bào: đây là tình trạng vết thương nhiễm trùng ở các tổ chức da lớp sâu. Tình trạng này sẽ gây sưng đỏ- đau ở những vùng da bị tác động. Thêm váo đó, bệnh nhân sẽ có thể gặp các triệu chứng khác như: sốt, buồn nôn, chóng mặt.
  • Viêm cân mạc hoại tử: là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn “Aeromonas Hydrophila”. Vi khuẩn này sẽ tiêu diệt hầu hết các tổ chức cơ đồng thời làm vết thương nhiễm trùng bị hoại tử nhanh hơn. Người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn khủng khiếp trên khắp cơ thể.
  • Nhiễm trùng huyết: khi vi khuẩn xâm nhập vào máu thì đây là phản ứng miễn dịch cực đoan của cơ thể. Nhiễm trùng huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm như: suy đa tạng, trực tiếp đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Viêm tủy xương: là bệnh nhiễm trùng xương do vi khuẩn. Khi vết thương bị nhiễm trùng, sự lưu thông máu trong xương sẽ bị cản trở dẫn đến “chết xương”.

Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng hiệu quả

  • Vết thương cần được sát khuẩn

Sát khuẩn vết thương là bước làm sạch quan trọng, cần thiết để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân trực tiếp làm vết thương nhiễm trùng. Lựa chọn và sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp đủ mạnh sẽ giúp giải quyết phần ngoài da nhiễm trùng. Với những tổn thương, vết thương nhiễm trùng không quá nghiêm trọng, dung dịch sát khuẩn sẽ là lựa chọn xử lý thích hợp, an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

Tuy nhiên, một số dung dịch sát khuẩn hiện nay đa phần đều chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Vậy nên hãy lựa chọn dung dịch phù hợp khi chăm sóc vết thương nhiễm trùng:

– Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được màng biofilm vi khuẩn.

– Tác dụng dài, hiệu lực ngay cả sau khi ngừng dùng.

– Không gây xót khi sử dụng.

– Không làm tổn thương mô mới,kích thích vết thương nhanh lành.

Vết thương nhiễm trùng cần được sát trùng hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Băng vết thương

Băng vết thương chính là cách tạo ra một rào chắn tạm thời để bảo vệ, ngăn cản các dị vật xâm nhập vào vết thương. Băng vết thương cũng là biện pháp cầm máu với những vết thương sâu, khi mà quá trình đông máu chưa được hoàn thiện tự nhiên.

Vết thương bị nhiễm trùng để đảm bảo vệ sinh nên được băng lại. Tuy vậy việc băng bó vết thương cần phải tuân thủ một số nguyên tắc:

– Gạc và băng phải vô trùng tuyệt đối.

– Không nên băng quá chặt để tránh gây đau, cũng không nên băng quá lỏng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển.

– Thường xuyên thay băng/ gạc, ít nhất 1 lần/ngày hoặc khi thấy băng bẩn/ ướt.

– Nếu nhận thấy băng gạc dính chặt vào vết thương, có thể thấm ướt bằng nước muối sinh lý để làm mềm và tháo ra từ từ. Nếu động tác thay băng quá mạnh sẽ làm xô lệch gây tổn thương và thêm chảy máu cho người bệnh.

  • Dùng thuốc kháng sinh

Khi có dấu hiệu vết thương nhiễm trùng toàn thân người bệnh sốt cao > 38 độ, nhịp tim đập nhanh,  mủ chảy nhiều, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn sử dùng kháng sinh. Khi sử dụng kháng sinh sẽ giúp kiểm soát tối đa tình trạng toàn thân nhiễm trùng, ngăn chặn biến chứng nặng. Tùy thuộc vào tình trạng vết thương nhiễm trùng ra sao, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng kháng sinh theo đường uống/ tiêm.

Với thuốc kháng sinh chỉ được dùng theo đơn kê của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo liều dùng, ngày dùng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không được dùng kháng sinh bừa bãi hay dùng cách nghiền bột thuốc kháng sinh để rắc lên trên vết thương .

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *