Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt, biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè với người bệnh nằm liệt trong thời gian dài. Khởi đầu đó chỉ là những vùng da sậm, thâm tím, trầy xước nhỏ, từ đó vết loét có thể ăn sâu, lan rộng rất nhanh nếu không được phát hiện sớm, kịp thời và chăm sóc đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân gì gây ra những vết loét tỳ đè đó, có cách nào để phòng ngừa không, hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây:

Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè

Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè đề xử lý sớm nhất có thể

Loét tỳ đè chính là tổn thương da xuất hiện bởi áp lực đè ép kéo dài khi người bệnh giữ nguyên một tư thế. Lực tỳ đè gây bởi sức nặng cơ thể đóng vai trò chính trong việc gây ra thương tổn cho người bệnh. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài như lực ma sát, mầm bệnh vi khuẩn và cách vệ sinh cũng khiến vết loét càng thêm nặng.

  • Nguyên nhân chính- Áp lực tỳ đè

Nhiều phần trong cơ thể chịu áp lực tỳ đè tác động tới, trong đó các mạch máu dưới da là chịu ảnh hưởng nhiều nhất . Bởi vì bị đè ép, mạch máu thu hẹp và biến dạng quá trình lưu thông bình thường bị cản trở với các chất dinh dưỡng, tế bào máu. Chất dinh dưỡng không thể thuận lợi đi tới các mô bên ngoài làm chúng thiếu hụt nguồn cung cấp, dần suy yếu và sẽ chết đi.

Dấu hiệu đầu tiên nhận thấy của những vùng mô chết là trên da của người bệnh có những mảng thâm tím. Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè có thể thấy rằng bộc lộ từ từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong. Loét bên trong là trình trạng nguy hiểm hơn cả vì sẽ thường khó phát hiện để có thể xử lý kịp thời. Khi da bắt đầu tổn thương, trầy trợt, thì bên trong vết loét đã trở nên rất nặng và khó phục hồi.

  • Lực ma sát giữa các yếu tố bên ngoài và cơ thể

Khi di chuyển người bệnh hay thay đổi tư thế, một số vùng da trên có thể có thể chịu trực tiếp lực co kéo, chịu ma sát với đệm/ giường/ chăn gối. Đặc biệt, với những vùng da phải chịu áp lực tỳ đè thường xuyên sẽ trở nên yếu ớt, dễ bị trầy trợt hơn so với bình thường. Với những người nằm liệt, chỉ một tổn thương da nhỏ như vết trầy trợt cũng là khởi đầu nghiêm trọng cho vết loét tỳ đè.

  • Lực ma sát trong cơ thể

Cơ thể con người là một khối thống nhất được nhiều cơ quan, bộ phận riêng biệt cấu tạo thành. Do người bệnh chịu lực đè ép, nằm lâu, phần da của người bệnh dễ dính chặt vào đệm/ gường bởi có chất xúc tác là mồ hôi. Khi di chuyển người bệnh với lực quá mạnh, khớp và xương sẽ bị kéo đi theo trước theo lực kéo, những mô da di chuyển chậm phải chịu nhiều lực ma sát và chịu tổn thương lớn hơn.

  • Cách vệ sinh, chăm sóc vết loét 

Vi khuẩn là nguyên nhân góp phần rất lớn quá trình hình thành loét do gây ra viêm nhiễm cũng như hoại tử các mô da. Có rất nhiều nguồn mà vi khuẩn có thể xâm nhập qua như:

  • Mồ hôi tích tụ nhiều, lâu trên da

Khi bệnh nhân đi đại/ tiểu tiện chất bài tiết do đóng bỉm kín và không thường xuyên thay rửa.

  • Tại những kẽ da đã bị khô nứt.

Cách hiệu quả nhất để loại bỏ những vi khuẩn trên vết loét là vệ sinh, lau rửa hàng ngày liên tục. Sự chậm trễ trong khâu vệ sinh sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành, phát triển và sản sinh nhiều mủ viêm tại vết loét da.

Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt

Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè – chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Dinh dưỡng cung cấp kém 

Nguồn dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể không đủ để hoạt động, cúng như nguyên liệu để các tổn thương tái tạo. Đặc biệt, đó là chất đạm- yếu tố cần thiết, quan trọng nhất để tăng mạch máu, sinh cơ. Nguy cơ loét là rất cao khi chế độ ăn thiếu hụt thành phần này.

  • Có bệnh nền gây suy giảm miễn dịch 

Hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm khiến cho cơ thể dễ bị viêm, nhiễm trùng rất khó hồi phục. Một số bệnh lý gây suy giảm miễn dịch thông thường : đái tháo đường, lupus ban đỏ, HIV,…

  • Thừa cân, béo phì 

Béo phì hay tình trạng thừa cân làm tăng lực đè ép lên da người bệnh. Không những vậy, béo phì sẽ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ của bệnh như là: tiểu đường, xơ vữa động mạch,… làm hẹp, tắc mạch máu và tổn thương chậm lành.

  • Tuổi cao

Với độ tuổi càng lớn, hoạt động sống và chức năng của cơ thể sẽ càng chậm chạp,  rệu rã. Cơ thể sẽ trở nên bị động trước hầu hết các yếu tố tấn công từ bên ngoài và trở nên khó khăn hơn khi không thể tìm được cách tự hồi phục.

Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè- Cách phòng ngừa

chăm sóc loét tì đè
Tìm hiểu nguyên nhân loét tỳ đè – thay đổi tư thế nằm/ ngồi thường xuyên cho bệnh nhân
  • Giảm áp lực tỳ đè tại chỗ

– Xoay trở tư thế thường xuyên cho người bệnh mỗi 2 giờ hoặc 30 phút/ lần

– Đưa bệnh nhân nằm trên đệm khí/ đệm nước để hỗ trợ việc giảm áp lực

– Sử dụng giường có trục nâng đỡ di chuyển nhằm thuận tiện cho quá trình chăm sóc

– Nếu gặp khó khăn trong việc di chuyển bệnh nhân hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân; tuyệt đối không được kéo lê người bệnh để tránh gây lực ma sát lên da.

  • Cần nâng cao thể trạng cho người bệnh 

– Cần thiết xây dựng chế độ uống ăn đầy đủ gồm cả 4 nhóm chất: tinh bột – chất đạm – chất béo – vitamin và cả khoáng chất. Nhóm chất đạm cần phải được ưu tiên bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày và nếu cần thiết phải truyền tinhx mạch.

– Nếu bệnh nhân thiếu chất, thiếu máu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn khoáng chất/ máu cho phù hợp.

  • Vệ sinh đúng cách:  cần tắm rửa, vệ sinh hàng ngày cho người bệnh, nếu quá kho trong việc di chuyển có thể dùng biện pháp tắm khô như sau: pha loãng dung dịch sát khuẩn với nước ấm để lau/ rửa người bệnh nhân. Thường xuyên thay bỉm, tối thiểu 3 lần/ngày để các chất bài tiết không tồn đọng quá lâu ở trên da. Sau mỗi lần thay bỉm, cần để thật khô, sạch mới tiếp tục thực hiện tránh bị loét/ hăm.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *