Tìm câu trả lời: khi bị bỏng thì dùng gạc gì?

Bỏng là một dạng tổn thương da do ma sát, bức xạ, điện, hóa chất, nhiệt, vv… Thực tế, bỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến bề mặt da, thậm chí nó sẽ ăn sâu vào tất cả các của lớp da. Cùng với đó bỏng sẽ không chỉ gây hỏng các mô mà còn ảnh hưởng đến cả xương và cơ bắp. Phụ thuộc vào mức độ vết bỏng, sẽ có rất nhiều cách khác nhau để xử lý. Bị bỏng thì dùng gạc gì? hãy tìm câu trả lời dưới bài viết.

Những cách xử lý hiệu quả khi bị bỏng tại nhà

bị bỏng thì dùng gạc gì?
Bị bỏng thì dùng gạc gì? là thắc mắc của rất nhiều người

Dưới đây là một số lời khuyên trong cách điều trị bỏng (tại nhà) sẽ giúp bạn giảm đi tối đa sự khó chịu do bỏng gây ra.

  • Nước mát

Một trong những cách giải quyết tốt nhất khi bị bỏng đó chính là sử dụng nước lạnh. Đây là cách dễ thực hiện để chữa lành các vết bỏng tại nhà. Khi muốn làm dịu vết bỏng ngay tức khắc, hãy thực hiện như sau:

– Đưa vết thương vào dưới vòi nước mát/ sạch xả nhẹ nhàng từ 15-20 phút hoặc cho đến khi giảm đi cảm giác đau/ rát. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng dùng gạc lạnh để trên vùng da bị bỏng và giữ trong vài phút với những vết bỏng lớn.

Có thể lặp lại cách làm này mỗi giờ để giảm bớt đi cảm giác khó chịu đau đớn. Tuyệt nhiên, bạn không nên sử dụng đá viên vì đá có thể hạn chế lại sự lưu thông máu và làm tổn thương thêm các mô ở trên da.

  • Khoai tây 

Sử dụng lát khoai tây cắt mỏng là biện pháp rất hữu hiệu để điều trị bỏng trên tay trong thời gian ngắn vì bản chất khoai tây có đặc tính làm dịu và chống lại sự kích ứng. Đây là một thành phần rất tốt, hiệu quả cho vết bỏng nhỏ, đặc biệt là ở trên tay.

Sử dụng khoai tây sống, có thể giảm đi nguy cơ mụn nước hình thành và đau rát.

Thực hiện: cắt khoai tây thành lát mỏng khác nhau và thoa/ đắp chúng lên trên vết bỏng trong vòng 15 phút, sau đó thay bằng lát khoai tây mới. Bạn có thể để cả một củ khoai tây tươi và xoa lên trên vết bỏng trong vòng 15 phút. Nên sử dụng phương pháp này ngay sau khi bị bỏng càng sớm càng tốt để có được hiệu quả tốt nhất.

Nha đam được xem là phương án hiệu quả trị bỏng tại nhà hiệu quả
  • Nha đam (lô hội )

Cây nha đam (lô hội) có thể giúp chữa lành vết bỏng tại nhà, mang lại hiệu quả bất ngờ. Cắt/ rửa sạch lá cây lô hội và lấy phần lỗi trắng bên trong của nó để bôi trực tiếp lên trên vết bỏng. Có thể lặp lại nhiều lần để giúp cho vết bỏng bớt rát, hạn chế sưng đỏ.

  •  Lá mã đề

Cũng giống như những cách điều trị bỏng ở trên, lá của cây mã đề rất hữu ích để điều trị bỏng bởi vì nó có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.

Trước hết, bạn cần rửa sạch sau đó nghiền nát lá cây mã đề. Sử dụng cả bã và nước để thoa đều lên trên vết bỏng và có thể sử dụng một miếng vải cottong để quấn quanh vùng vết bỏng. Khi thấy nó đã khô, bạn có thể thay thế miếng dán khác.

Bị bỏng thì dùng gạc gì?

Một câu hỏi ai cũng thắc mặc khi bị bỏng là có phải dùng băng gạc hay không ? Hay bị bỏng thì dùng gạc gì? Chúng ta nên sử dụng băng gạc để bảo vệ vết bỏng tránh khỏi sự xâm nhập của vị khuẩn có hại từ môi trường tấn công, hỗ trợ giúp cho vết thương nhanh lành đó là dòng gạc hydrocolloid.

Bị bỏng thì dùng gạc gì? Gạc hydrocolloid cung cấp một môi trường chữa lành an toàn và cách nhiệt giúp bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng đồng thời cho phép những enzym của chính cơ thể có thể giúp chữa lành vết thương. Loại băng có sự khác biệt là chúng không cần phải thay thường xuyên như những loại băng vết thương khác và dễ dàng sử dụng.

bị bỏng thì dùng gạc gì?
Bị bỏng thì dùng gạc gì? Dòng gạc hydrocolloid được khuyến cáo sử dụng

Bị bỏng thì dùng gạc gì? Ưu điểm gạc hydrocolloid

  • Gạc hydrocolloid có chứa các chất tạo gel ở bên trong miếng băng

  • Gạc có lớp nền không thấm nước, thường được làm bằng thành phần polyurethane

  • Gạc có nhiều hình dạng- kích thước và độ dày khác nhau

  • Có / không có viền kết dính
  • Gạc được chế tạo đặc biệt dành cho những vùng vết thương khó băng bó như vùng  khuỷu tay hay gót chân.

Bị bỏng thì dùng gạc gì? Băng gạc hydrocolloid rất hữu ích để sử dụng với các vết thương như:

  • Vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng
  • Không có chứa bụi bẩn hoặc những mảnh vụn khác
  • Vết bỏng khô với ít/ không chứa nhiều dịch tiết.
  • Vết bỏng có độ dày trung bình

Băng gạc hydrocolloid chịu nước và mềm dẻo, vì vậy cũng tạo ra được một lớp bảo vệ hiệu quả cho những vết bỏng mới lành hay là những vết bỏn đã khô/ lành một phần với mô hạt cần được bảo vệ tránh khỏi những chấn thương trên bề mặt. Cùng với đó, gạc hydrocolloid có thể tạo khuôn ở xung quanh vết thương và tạo ra lớp cách nhiệt để giúp cho cơ thể không cần phải sử dụng đến nhiều năng lượng để vết thương chữa lành.

Gạc hydrocolloid có thể sử dụng kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nhưng cũng tùy vào tình hình thực tế vết bỏng, gạc đã ngấm nhiều dịch và chuyển thành màu trắng đục lên thì cần thay băng gạc sớm hơn.

Nhược điểm 

  • Khó đánh giá vết thương qua băng
  • Băng có thể bị cuộn tròn / cuộn trên các mép
  • Đôi khi băng bị dính vào vết thương và gây nên những chấn thương cho vùng da còn mỏng manh khi tháo ra
  • Băng có thể gây ra một số vết thương quanh co / làm cho vết thương nặng thêm.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *