Phòng ngừa loét tỳ đè ở người nằm liệt

Nằm liệt lâu ngày ở 1 tư thế  sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh bị loét tỳ đè. Những cơn đau đớn do loét tỳ đè sẽ làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Vậy làm sao để phòng ngừa loét tỳ đè ở người nằm liệt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Một số điều cần biết về vết loét tỳ đè

Loét tỳ đè là những tổn thương trên da và lớp mô dưới da khi phải chịu áp lực đè nén trong 1 thời gian dài. Lực đè ép làm cản trở quá trình lưu thông máu bình thường, khiến mô không đủ oxy và chất dinh dưỡng những nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Do đó các phần da và dưới da bị đè ép dần bị hoại tử hình thành nên vết loét tỳ đè

Loét tỳ đè là những tổn thương trên da và lớp mô dưới da khi phải chịu áp lực đè nén trong 1 thời gian dài
Loét tỳ đè là những tổn thương trên da và lớp mô dưới da khi phải chịu áp lực đè nén trong 1 thời gian dài

Vết loét ty đè thường xảy ra tại các vùng da bao phủ lên đầu xương lồi trên cơ thể. Tùy theo tư thế nằm ngồi của người bệnh, các vị trí dễ bị loét nhất là:

  • Với bệnh nhân nằm ngửa: Loét ở đầu, vai, khuỷu tay, xương cụt, gót chân
  • Với bệnh nhân nằm nghiêng:  Loét ở tai, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân
  • Với bệnh nhân ngồi liệt: Loét ở bả vai, mông, gót chân, bàn chân

Các vết loét tỳ đè có thể phát triển trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Hầu hết các vết loét có thể phục hồi khi được điều trị và chăm sóc hợp lý, nhưng một số không bao giờ lành hẳn. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa loét tỳ đè và phát hiện loét kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Những bước phòng ngừa loét tỳ đè ở người nằm liệt

Vận động nhẹ nhàng

Vận động giúp thúc đẩy tuần hoàn và tăng cường lưu thông máu. Nhờ thế các tế bào vùng ngoại vi vẫn được đảm bảo tưới máu để duy trì hoạt động sống bình thường

Vận động nhẹ nhàng cho người bệnh không chỉ giới hạn ở việc di chuyển từ giường sang xe lăn. Ở tư thế ngồi vết loét vẫn có thể hình thành trên các vùng vai, xương cụt, hông, gót chân nếu chậm thay đổi vị trí.Bởi vậy chìa khóa giúp ngăn chặn sự hình thành vết loét là phải thường xuyên thay đổi tư thế nằm, ngồi.

Ở tư thế nằm nên xoay trở người bệnh sau mỗi 1-2 tiếng. khi ngồi cần lót đệm mềm trên ghế và phần tựa lưng để giảm áp lực. Đồng thời nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để mát xa nhẹ nhàng cho người bệnh.

Thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện sớm dấu hiệu loét tỳ đè

Vết loét tỳ đè hình thành thường chỉ sau 1 đến vài giờ nếu bạn nằm hoặc ngồi 1 tư thế.  Ờ người nằm liệt khả năng này gần như không còn nên cần sự trợ giúp của người bệnh. Trong quá trình tắm rửa bạn nên kiểm tra toàn bộ cơ thể. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường sưng đỏ, bầm tím nên xử lí sớm

Dùng dụng cụ hỗ trợ giảm áp lực

Người Bệnh nằm liệt phải được nằm trên giường có đệm hơi hoặc đệm nước để giải phóng áp lực tỳ đè
Người Bệnh nằm liệt phải được nằm trên giường có đệm hơi hoặc đệm nước để giải phóng áp lực tỳ đè

Người Bệnh nằm liệt phải được nằm trên giường có đệm hơi hoặc đệm nước để giải phóng áp lực tỳ đè. Trên những vùng có đầu có xương lồi như bả vai, gót chân vị trí dễ loét như xương cùng cụt có thể dùng miếng dán bảo vệ hay lót thêm đệm mềm cho người bệnh.

Đảm bảo da sạch và khô

Vùng xương cùng cụt là vị trí loét tỳ đè phổ biến nhất của người bệnh. Tuy không phải nằm ở nơi có đầu xương lồi nhọn, khu vực này thường xuyên chịu độ ẩm cao do thấm ẩm mồ hôi. Bên cạnh đó còn do nước tiểu, phân bám vào khiến vi khuẩn xâm nhập. Để ngăn ngừa tình trạng này cần đảm bảo cơ thể người bệnh luôn khô thoáng sạch sẽ. 

Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh

Nguồn bổ sung chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng. Để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động sống chế độ ăn uống cần được xây dựng khoa học. Bốn nhóm chất không thể thiếu trong bữa ăn gồm có tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Đối với người bệnh có bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với phòng ngừa vết loét tỳ đè.

Kiểm soát các bệnh nền mạn tính

Các bệnh lý nền mãn tình ảnh hưởng đến khả năng hình thành và phát triển vết loét tỳ đè. Suy tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… khiến tuần hoàn và lưu thông máu bị hạn chế nguy cơ da bị lở loét cao

Bạn nên lưu ý 1 số điều sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Lưu ý những tương tác thuốc gây tác dụng phụ đến tuần hoàn máu của người bệnh
  • Thường xuyên tái khám để theo dõi bệnh

Vậy là trên đây chúng tôi vừa đưa ra 1 số biện pháp phòng ngừa loét tỳ đè ở người nằm liệt. Hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân và người  nhà có cách chăm sóc bệnh nhân tốt nhất.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *