Phòng ngừa loét- những điều quan trọng cần nhớ và nên làm

Phòng ngừa loét – vô cùng quan trọng bởi thường xảy ra với những người bệnh nằm lâu/ người liệt/ người bị hạn chế vận động… Nếu chăm sóc không đúng cách và không có biện pháp phòng ngừa loét sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương/ khớp thậm chí nặng hơn là ung thư biểu mô tế bào vảy… Bởi vậy, phòng ngừa loét- chăm sóc loét khi đúng cách để phòng ngừa loét / loét tỳ đè từ sớm là yếu tố cực kì cần thiết với sức khoẻ và điều trị cho bệnh nhân.

Tại sao bệnh nhân nằm lâu cần dự phòng ngừa loét ?

Loét hường gặp với những người nằm lâu một chỗ do bị tai biến/ tai nạn hay sau các phẫu thuật lớn. Đặc biệt là những bệnh nhân sau phẫu thuật phẫu thuật cột sống, gãy xương đùi  hoặc những người khó / ít vận động như người lớn tuổi.

Nguyên nhân chính là do sự đè ép bởi sức nặng cơ thể tác động trực tiếp lên da và các tổ chức dưới da khiến cho các mạch máu bị co thắt lại, đồng thời hạn chế quá trình lưu thông máu và gây thiếu máu tổ chức. Phòng ngừa loét không tốt dẫn tới tình trạng kéo dài sẽ hoại tử tổ chức/ nhiễm khuẩn.

Loét là một trong những nguyên nhân chính khiến thời gian nằm viện kéo dài, phí điều trị tăng cao, thời gian chăm sóc ở những bệnh nhân nằm lâu/ liệt / ít vận động kéo dài. Nếu như không phòng ngừa ngăn hình thành các vết loét sẽ bị hoại tử/ nhiễm trùng, nguy cơ tử vong từ đó tăng cao. Bởi vậy, người bệnh cần được phòng ngừa loét sớm để tránh gây ra tình trạng loét nặng, khó phục hồi hơn nhiều.

Phòng ngừa loét- Dấu hiệu loét tỳ đè theo từng giai đoạn

Phòng ngừa loét ở giai đoạn 1 và 2 khả năng lành là rất cao.

Người chăm sóc bệnh nhân cần nắm được để phân loại các vết loét tỳ đè, có đánh giá đúng tình trạng vết loét để có biện pháp phòng ngừa loét kịp thời, tỷ lệ hồi phục nâng cao, chữa lành sớm cho bệnh nhân. Sự phát triển của vết loét được chia thành 4 giai đoạn như:

  • Giai đoạn 1

Còn nguyên vẹn vùng da bị tổn thương, vùng da tỳ đè đàn hồi kém, hơi đỏ, da liền và da chuyển dần thành màu xanh / đỏ tía.. Ở giai đoạn này nếu được phát hiện xử lý sớm thì vết loét hầu như có thể hồi phục rất cao.

  • Giai đoạn 2

Da sẽ bị mất một phần lớp bì, biểu hiện như: vết loét hở da, không đóng vảy, nông với đáy vết loét có màu đỏ hồng. Giai đoạn 2 cũng có thể biểu hiện dưới dạng “bóng nước” có thể nguyên vẹn/ bị hở vỡ ra, bên trong chứa đầy dịch huyết thanh.

Đặc biệt hơn, vết loét giai đoạn này sẽ không nhìn thấy mô mỡ hay các mô sâu hơn. Da thường gây cảm giác đau với các vết phồng rộp.

  • Giai đoạn 3

Vết hoại tử đã xuất hiện tại toàn bộ bề dày của da, có thể thấy được mô mỡ dưới da nhưng không lộ xương, cơ hay gân. Vết loét cũng có thể có lớp vảy, mô bị mất sẽ không bị lấp đầy. Vết loét nhìn như một hố sâu mô hoại tử có xuất hiện.

  • Giai đoạn 4

Vết loét giai đoạn này sẽ làm mất toàn bộ bề dày của da phá hủy rộng hơn xuất hiện, mô hoại tử, hay tổn thương phần cơ/ xương thậm chí các cấu trúc nâng đỡ (bao khớp hay gân). Có thể xuất hiện lớp vảy hoại tử màu vàng đục tại đáy vết thương, đã thành đường hầm / lỗ rò. Phải mất vài tháng hay hàng năm để vết loét mới có thể lành với gian đoạn này.

Cách phát hiện- phòng ngừa loét sớm

Các vùng da dễ bị loét như: những nơi da sát xương, những điểm tì khi nằm,- ngồi- đứng- đi như: vùng chẩm, mông, vai, gót chân, cùng cụt, 2 mẫu chuyển lớn xương đùi… Thêm đó, các vùng thường bị ẩm ướt/ trầy xước… cũng có thể gặp vết loét.

Phòng ngừa loét cho bệnh nhân nằm lâu rất cần thiết, người chăm sóc cần quan sát hàng ngày để hạn chế tối đa vết loét. Nếu như người bệnh đã hình thành vết loét, cần chăm sóc-  điều trị đúng quy cách để vết loét không gia tăng và quá trình lành vết loét được nhanh chóng.

Phòng ngừa loét- thay đổi tư thế nằm/ ngồi thường xuyên, sử dụng các vâtj dụng hỗ trợ.
  • Phòng ngừa loét- thay đổi tư thế thường xuyên

Vị trí nằm thay đổi ít nhất là 2h/ lần đối với bệnh nhân không thể di chuyển (nếu có thể nên thay đổi nhiều tư thế hơn càng tốt).

Một phương pháp khá hiệu quả giúp giảm sức ép lên khung xương của phần lưng là nằm sấp, phải đảm bảo khi nằm sấp bệnh nhân vẫn sẽ thoải mái và không bị tức ngực/ khó thở.

Phương pháp được áp dụng để giảm áp lực trọng lượng cơ thể lên vùng da dễ bị tỳ đè là ngồi (nếu người bệnh có thể ngồi được).

  • Phòng ngừa loét- chọn đệm giảm áp lực

Bệnh nhân phải được nằm nơi  khô ráo- thông thoáng, tránh nơi ẩm mốc vì dễ hình thành các vết loét. Khuyến cáo nên sử dụng nệm chống loét để giảm áp lực lên vùng bị tỳ đè thường xuyên cho bệnh nhân nằm.

Với tư thế nằm ngửa cần có gối mềm kê tại các vùng thắt lưng/ khoeo/ gót chân. Tư thế nằm nghiêng cần có gối kê ở thắt lưng/ gối,/gót chân. Tất cả các gối kê cần giữ vững tư thế sinh lý của cột sống/ của chi để chống loét do đè ép.

  • Phòng ngừa loét- điều chỉnh độ cao của giường

Nếu giường của người bệnh có thể điều chỉnh lên- xuống được, hãy nâng nó lên không quá 30 độ.

  • Phòng ngừa loét- ngồi dậy và đi lại

Nếu được sự cho phép của bác sĩ, hãy giúp bệnh nhân ngồi dậy / đi lại nhẹ nhàng để cơ thể được tuần hoàn tốt nhất.

  • Phòng ngừa loét- mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi

Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi- dễ thấm hút mồ hôi như cottong- chất vải mềm. Chăn/ đệm cũng nên có chất liệu mềm mại, tránh gây lên da lực ma sát mạnh.

  • Phòng ngừa loét- giữ vệ sinh và khô ráo vùng da dễ bị loét

Thường xuyên quan sát làn da của bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu cảnh báo về vết loét.

Phòng ngừa loét bệnh nhân cần được duy trì vùng da dễ bị tỳ đè phải: khô ráo- sạch sẽ- không ướt mồ hôi, bằng cách thường xuyên lau người/ tắm cho bệnh nhân với nước ấm pha muối loãng/ các dung dịch sát khuẩn ion dịu nhẹ.

  • Phòng ngừa loét- tránh cho da bị chà xát hoặc bị co kéo

Vì da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với chăn- ga- gối- đệm hay quần áo, nên rất dễ bị chà xát tổn thương (nếu chất liệu không phù hợp).

  • Phòng ngừa loét- massage vùng da bị tỳ đè

Việc xoa bóp có tác dụng kích thích tuần hoàn- tăng cường lưu thông máu có thể vận dụng ngay cả trường hợp biểu bì trợt / có hoại tử: vệ sinh vết thương-> massage từ 20-30 phút từ 1-2 lần/ ngày.

  • Phòng ngừa loét- đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến quá trình lành vết thương diễn ra chậm. Cần cho người bệnh ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và phòng ngừa loét. Không thể thiếu các thức ăn giàu protein có trong: sữa, phô mai, trứng, hải sản sữa chua, đậu, lườn gà… Bỏ hẳn việc sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích như: rượu, bia…

  • Phòng ngừa loét- môi trường thông thoáng và khô ráo

Người bệnh cần được nằm tại nơi khô ráo/ thông thoáng, không ẩm mốc vì sẽ dễ hình thành các vết loét.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *