Phân loại vết mổ, những điều cần phải biết

Phân loại vết mổ là cách thức để có thể nhận biết các trạng thái của vết mổ, hỗ trợ cho bệnh nhân những bước đầu để phân biệt được bản thân sẽ tiến hành phẫu thuật vết mổ như thế nào? Đảm bảo trong quá trình tiến hành được an toàn, hiệu quả cao nhất đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Phân loại vết mổ

Hiện nay sẽ được phân thành 4 loại vết mổ cơ bản dưới đây bằng cách dựa vào những đặc điểm của vết mổ:

Phân loại vết mổ gồm có 4 loại vết mổ cơ bản.
  • Phẫu thuật sạch- hay gọi là clean operation: đây là những dạng phẫu thuật tại những cơ quan sạch dưới các điều kiện vô khuẩn (ngoại trừ trường hợp can thiệp vào đường hô hấp –  tiêu hoá – tiết niệu và sinh dục). Vết thương thường sạch, gọn được khâu kín da thì đầu và không dẫn lưu.
  • Phẫu thuật sạch có thể bị ô nhiễm -gọi là clean-contaminated operation: đây là những vùng mổ sạch nhưng có sự can thiệp vào các cơ quan có vi khuẩn ký sinh nhưng chưa gây bệnh hay vết thương có dẫn lưu.
  • Phẫu thuật bị nhiễm bẩn gọi là contaminated operation: là các vết mổ / vết thương lúc đầu sạch nhưng trong quá trình phẫu thuật đã tiếp xúc với các tạng rỗng có chứa vi khuẩn ký sinh hoặc từ các tạng này làm chảy nhiều dịch ra ngoài hoặc có những sai sót lớn về kỹ thuật vô khuẩn khi mổ.
  • Phẫu thuật bẩn -dirty operation: là các vết thương hay những chấn thương cũ và đã có biểu hiện nhiễm trùng tại vùng mổ hay vết mổ ngay trước khi phẫu thuật.

Biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ

  • Biện pháp chung
Phân loại vết mổ- hãy chuẩn bị cẩn thận các bước trước khi tiến hành.

– Tắm và khử khuẩn cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật

– Loại bỏ vùng lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định

– Khử khuẩn phần tay ngoại khoa bằng dung dịch rửa tay chứa cồn.

– Áp dụng đúng những liệu pháp kháng sinh dự phòng

– Cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật

– Kiểm soát đường huyết, ủ ấm thân nhiệt người bệnh trong phẫu thuật.

– Cần duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu phẫu thuật như: dụng cụ, đồ vải phẫu thuật, nước vô khuẩn để rửa tay ngoại khoa và đảm bảo thông khí trong buồng phẫu thuật sạch.

  • Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật

– Xét nghiệm đường máu trước khi tiến hành mọi phẫu thuật.

– Phát hiện và điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí phẫu thuật hay ổ nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trước mổ đối với các phẫu thuật có chuẩn bị trước.

– Người bệnh mổ phiên phải được tắm bằng dung dịch kháng khuẩn có chứa iodine hoặc chlorhexidine hay xà phòng kháng khuẩn vào tối hôm trước ngày phẫu thuật.

– Không cần loại bỏ lông trước phẫu thuật trừ người bệnh phẫu thuật sọ não / người bệnh có lông tại vị trí rạch da. Hãy sử dụng kéo cắt / máy cạo râu để loại bỏ lông, không nên sử dụng dao cạo.

  • Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục từ 24 đến 48 giờ sau mổ. Chỉ thay băng khi thấy băng thấm ướt  máu/ dịch hoặc băng bị nhiễm bẩn trong khi mở kiểm tra vết mổ.

– Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh cách theo dõi cũng như phát hiện và thông báo ngay cho cán bộ nhân viên y tế khi vết mổ có các bất kì dấu hiệu / triệu chứng bất thường nào.

– Cần rút ống dẫn lưu sớm nhất có thể.

– Thường xuyên theo dõi vết mổ.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *