Phân độ loét tỳ đè và hướng dẫn chăm sóc loét tỳ đè

Việc phân độ loét tỳ đè có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có được chế độ chăm sóc loét tỳ đè phù hợp. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn phân độ loét tỳ đè và hướng dẫn chăm sóc loét tỳ đè đúng nhất

Phân độ loét tỳ đè

Dựa vào độ loét tỳ đè được chia thành 4 cấp độ sau:

  • Giai đoạn 1: Khởi phát vết loét tỳ đè
  • Giai đoạn 2: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày lớp da
  • Giai đoạn 3: Tổn thương hoàn toàn bề dày lớp da 
  • Giai đoạn 4: Hoại tử hoàn toàn lớp da

Cụ thể:

Giai đoạn 1 

Vết loét thường khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường đặc biệt ở những người có lớp da sậm màu. Có thể phát hiện dựa vào việc so sánh sự khác biệt giữa các vùng da bị đè ép với vùng da lân cận. Nhiệt độ da lúc này thay đổi, ấm hơn hoặc lạnh hơn da cứng chắc hơn hoặc xốp cảm giác đau ngứa

Dựa vào độ loét tỳ đè được chia thành 4 cấp độ
Dựa vào độ loét tỳ đè được chia thành 4 cấp độ

Loét tỳ đè biểu hiện thông qua các đặc điểm ở da như vùng da tỳ đè bị đỏ, độ đàn hồi  kém, da liền và màu chuyển dần sang xanh hoặc đỏ tía. Người bệnh ở giai đoạn này có thể phục hồi nếu phát hiện và điều trị sớm

Giai đoạn 2

Vùng da tỳ đè dày lên sau đó loét trợt nông hoặc thành hố. Vết thương có màu hồng và chưa có tế bào chết màu vàng đục

Ngoài ra những tổn thương có dạng bọng nước là những nốt phồng trên da màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xem là loét độ 2. Nếu tổn thương có diện tích >1 cm thì rất khó liền

Giai đoạn 3

Vùng da chết sẽ bị lột ra vết loét ăn sâu hết phần hoại tử của tổ chức/ Xuất hiện 1 hố loét sâu đáy ổ loét có thể ăn lan ra xung quanh. Xuất hiện tế bào hoại tử có màu vàng đục nhưng không thấy có xương gân hoặc cơ

Giai đoạn 4

Da đã bị phá hủy hoàn toàn vết loét ăn sâu ra xung quanh. Các mô bị hoại tử, ăn xuống phía dưới cơ và da. Nó có thể tạo thành các hầm, xoang. Đấy các vết thương có màu vàng đục nâu xám hay khô đen

Cách chăm sóc vết loét tỳ đè

Dựa trên tình trạng loét mà người ta sẽ có cách chăm sóc cụ thể như sau:

Chăm sóc vết loét cấp độ 1-2

Người bệnh có thể chữa lành vết loét khi được chăm sóc đúng cách mà không phải cần phẫu thuật. Quá trình liền thương chậm là do nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn tiêu diệt tế bào dẫn đến loét có thể là hoại tử. Việc đầu tiên cần phải tiến hành đó là vệ sinh sạch vết loét

Bạn có thể dùng gạc vô trùng để lau chùi vết loét loại bỏ dịch mô, mủ, tế bào hoại tử vì nó sẽ làm cản trở quá trình lành thương. Hãy chấm nhẹ để làm sạch mà không gây tổn thương đến vết loét

Sử dụng dung dịch sát khuẩn làm sạch vết loét. Xoa bóp vùng quanh để vết loét có thể cải thiện tuần hoàn

Chữa loét tỳ đè giai đoạn 3 và 4

Vết loét giai đoạn 1-2 có thể hồi phục khi bạn chăm sóc đúng cách . Song vết loét độ 3-4 thì cần có sự can thiệp ngoại khoa để cắt gọt vùng thịt và xương bị hoại tử rồi đóng kín vết loét

Vết loét giai đoạn 1-2 có thể hồi phục khi bạn chăm sóc đúng cách
Vết loét giai đoạn 1-2 có thể hồi phục khi bạn chăm sóc đúng cách

Ở cấp độ 3-4 này tổn thương sâu và hoại tử cần cắt bỏ những chỗ da lột và hoại tử. Việc cắt bỏ nhằm loại bỏ tổ chức hoại tử và nhiễm khuẩn. Điều này sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng.  Việc loại bỏ vùng hoại tử có thể thực hiện ngay tại giường hay phòng mổ tùy thuộc vào diện tích mức độ của vết loét.

Biện pháp ghép da sẽ được chỉ định sử dụng ở khu trú và nông. Các phương pháp khác như vạt da cơ là cung cấp lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định giảm tối thiểu biến đổi chức năng vùng liền kề

Nhìn chung việc chăm sóc loét tỳ đè có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ giảm biến chứng hoại tử. Vì thế bạn cần phải tiến hành quan sát thật kĩ trước khi lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp.

Trên đây chúng tôi vừa Phân độ loét tỳ đè và hướng dẫn chăm sóc loét tỳ đè. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết loét đúng  và an toàn nhất tránh biến chứng liên quan đến xương và mô.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *