Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo các chuyên gia y tế hiệu quả tích cực cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị loét tỳ đè cho các bệnh nhân được đưa ra bởi những chuyên gia y tế đối với người bệnh bị hạn chế vận động, người nằm liệt. Bởi vậy cần nắm rõ được những dấu hiệu, cách chăm sóc phù hợp đối với từng giai đoạn loét. Với bài viết này, sẽ gửi đến người bệnh phác đồ điều trị loét tỳ đè hiệu quả nhất từ các chuyên gia y tế.

Những dấu hiệu của loét tỳ đè

Loét tỳ đè chính là những tổn thương hình thành do áp lực trong một thời gian dài đến bề mặt da. Nguy cơ bị loét tỳ đè cao nhất tại những vị trí xương lồi. Những dấu hiệu nhận biết của loét tỳ đè được phân loại thành những mức độ sau.

Phác đồ điều trị loét tỳ đè, trước tiên cần nắm được các giai đoạn của vết loét

 

  • Độ 1: Loét tỳ đè ở giai đoạn đầu chưa có những tổn thương thực tế trên da,  so với vùng da khác vùng da này có màu khác thường. Người bệnh có da sáng sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt và không chuyển màu nhạt không ấn. Với người da tối màu da có thể chuyển da sang màu tím/ xanh. Với những vùng da này có thể sẽ mềm hơn /cứng hơn, lạnh hơn / ấm so với những vùng da bình thường khác.
  • Độ 2: giai đoạn này đã xuất hiện sự khiếm khuyết của da lan tới phần hạ bì do đã bắt đầu hình thành vết loét. Những vết loét này còn khá nông, sẽ có các mụn nước đi kèm viền đỏ xung quanh.
  • Độ 3: sự khiếm khuyết này đã lan sâu hơn xuống tới những lớp mỡ dưới da, những ổ loét đã tạo thành hầm và lỗ.
  • Độ 4: Giai đoạn này tương đương với giai đoạn 3, chỉ khác là tổn thương đã ăn đến phần cơ- gân thậm chí là xương.

Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo sự hướng dẫn từ chuyên gia tế

Phác đồ điều trị loét tỳ đè- Giảm áp lực

Loét tỳ đè thường sẽ xuất hiện tại những vị trí xương lồi ra. Do đó phác đồ điều trị loét tỳ đè đưa ra là tại những vị trí này cần được giảm áp lực để tránh đè ép.

  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm: đối với bệnh nhân loét tỳ đè việc thường xuyên thay đổi tư thế nằm/ ngồi rất cần thiết, tối thiểu 2 giờ/ lần. Chú ý tư thế nằm nên dưới 30 độ so với mặt nằm ngang để tránh hình thành lực trượt. Còn đối với bệnh nhân ở tư thế ngồi, sau ít nhất 1 giờ nên thay đổi tư thế.
  • Sử dụng thêm đệm giảm áp lực:sử dụng đệm giảm áp lực sẽ hỗ trợ việc giảm lực đè ép tới những vị trí bị loét tỳ đè.

Phác đồ điều trị loét tỳ đè- Chăm sóc vết loét

Phác đồ điều trị loét tỳ đè cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn

Nên vệ sinh vết loét cho người bệnh từ 3 đến 4 lần/ ngày với các dung dịch kháng khuẩn. Đây là bước chăm sóc cực kỳ quan trọng được đưa ra trong phác đồ điều trị loét tỳ đè bởi nếu không sạch sẽ thì không thể sạch khuẩn, hạn chế bị viêm, nhiễm trùng và gây loét sâu thêm. Mùi hôi giảm đi, dịch / mủ bớt chảy, vết loét được co lại và hồi phục dần.

Dung dịch kháng khuẩn thích hợp cho vết loét cần đảm bảo rằng tác dụng mạnh, không gây đau, xót cũng như không làm tổn thương những mô hạt dưới da.

Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc sát trùng như:  oxy già, povidon Iod bởi có thể gây hại cho tế bào hạt của da, vết loét chậm lành.

  • Băng vết loét

Sau khi được làm sạch vết loét cần được băng bó nhằm giữ độ ẩm và tránh bị nhiễm khuẩn. Cần thay băng định kỳ hàng ngày để dịch không dịch thêm vào vết loét.

Kiểm soát nhiễm trùng và chế độ dinh dưỡng

Trong phác đồ điều trị loét tỳ đè: vết loét có thể sẽ bị nhiễm trùng. Khi vết thương bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị loét tỳ đè là kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

Để vết loét mau chóng được lành lại, một chế độ dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ là rất quan trọng. Cần đảm bảo lượng calo nạp vào, protein từ 1,25 – 1,5g/ kg thể trọng bệnh nhân. Bên cạnh đó các thành phần như:vitamin, khoáng chất cũng cần đảm bảo đầy đủ.

Phác đồ điều trị loét tỳ đè- Cách phòng ngừa

Phác đồ điều trị loét tỳ đè được đưa ra càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp có nguy cơ cao

Loét tỳ đè thường xuất hiện với những người già nằm liệt, người bị hạn chế vận động. Ngoài ra, người mắc các bệnh nền như: đái tháo đường, bệnh động mạch vành cũng dễ bị loét tỳ đè.

  • Thường xuyên thay đổi tư thế

Phác đồ điều trị loét tỳ đè đưa ra cũng như để phòng ngừa loét tỳ đè, cần đảm bảo không được quá 2 giờ áp lực lên một vị trí xương lồi nào đó. Bệnh nhân/  người chăm sóc cần phải kiểm tra những vị trí có khả năng cao dễ bị loét tỳ đè. Khi da có sự thay đổi bất thường cần thông báo ngay đến bác sĩ để đưa ra phác đồ điều trị loét tỳ đè phù hợp.

  • Vệ sinh, chăm sóc cho người bệnh

Việc vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ thường xuyên cho bệnh nhân sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể xuất hiện loét tỳ đè . Thực tế đã đưa ra rằng những trường hợp loét tỳ đè nguyên nhân lớn bị chính là do sự chăm sóc không ở mức tối ưu cho bệnh nhân.

  • Xoa bóp lưu thông máu

Phác đồ điều trị loét tỳ đè được khuyến nghị là xoa bóp thường xuyên để lưu thông máu. Vùng da bị tỳ đè thường xuyên sẽ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng. Bởi vậy việc  xoa bóp để máu lưu thông sẽ giúp cải thiện đáng kể được việc cung cấp dinh dưỡng cho các mô tế bào.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *