Những lưu ý quan trọng khi xử lý vết thương chảy mủ

Vết thương chảy mủ, sưng và tiết dịch là những biểu hiện điển hình cho thấy vết thương đang có nguy cơ cao bị nhiễm trùng/ hoại tử. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu này tại vết thương hở, hãy xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Quá trình phát triển bình thường của vết thương

Bình thường, khi xuất hiện vết thương, cơ thể chúng ta sẽ có cơ chế tự làm lành. Quá trình cơ thể tự làm lành vết thương là một thứ tự phức tạp, ban đầu là viêm-> sau đó tăng sinh là các sợi collagen sẽ tăng trưởng từ trong vết thương để giúp cho vết thương nhanh khép lại-> rồi tới giai đoạn lành hay tạo sẹo, để gia cố cơ thể sẽ tạo thêm nhiều collagen, vết thương được tái cấu trúc lại.

Tuy vậy, nếu không được vệ sinh, xử lý cẩn thận thì vết thương có thể bị nhiễm trùng trong khoảng từ 24 đến 72h sau khi bị thương. Vết thương khi đã bị nhiễm trùng nếu điều trị y tế kịp thời thì sẽ không để lại những di chứng nguy hiểm nhưng có thể để lại sẹo rất mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Vết thương chảy mủ – biểu hiện của vết thương bị nhiễm trùng

Vết thương chảy mủ là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Vết thương chảy mủ và sưng là 2 trong những dấu hiệu thường gặp nhất cảnh báo cho tình trạng vết thương đang bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng vết thương chảy mủ còn có nhiều dấu hiệu dễ nhận thấy như:

  • Vết thương bị sưng: Là biểu hiệu thường xuất hiện ở người bệnh mới bị thương. Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng thì thường bị sưng từ 4 đến 6 ngày sau đó. Vùng da bị đỏ có độ rộng từ 2 đến 3mm nằm ở quanh miệng vết thương / có thể lan rộng.
  • Vết thương chảy mủ: Là biểu hiện rõ ràng nhất báo hiệu tình trạng vết thương đã bị nhiễm trùng. Vết thương chảy mủ dịch dạng dịch màu hơi vàng, có mủ và mùi hôi xuất hiện sau khi bị thương từ 3 đến 4 ngày.
  • Bị đau tăng dần nơi vết thương: khi vết thương bị nhiễm trùng thì sẽ có thấy cường độ đau tăng dần theo thời gian.
  • Bị sốt: tùy vào vết thương nặng – nhẹ, người bệnh có thể bị sốt cao / không. Với vết thương nặng đã bị nhiễm trùng, có dấu hiệu sốt cao toàn thân, mệt mỏi, thường sốt về chiều,…

Hướng dẫn xử lý vết thương chảy mủ

Tùy thuộc vào vị trí vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết thương và khu vực vết thương bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ có các lựa chọn điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, sức khỏe người bệnh và thời gian bị thương cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới việc xử lý vết thương. Nếu vết thương đã có mủ nặng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Dưới đây là hướng dẫn xử lý vết thương chảy mủ nhiễm trùng:

  • Vệ sinh vết thương: với vết thương bị nhiễm trùng, hãy dùng nước muối sinh lý hoặc dung dch sát khuẩn như: povidone, betadine,… để rửa vết thương. Khi tiến hành rửa, có thể cắt / mở một phần của vết thương để rửa sạch hơn.
  • Loại bỏ hết vi khuẩn và mô hoại tử: cần loại bỏ toàn bộ dịch mủ/ vi khuẩn và mô hoại tử để cắt bỏ nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng, hạn chế nhiễm trùng lan rộng. Phương pháp áp dụng là cắt bỏ phần đã hoại tử / phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ nếu như thấy vết hoại tử quá sâu/ quá lớn.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: bệnh nhân bị vết thương chảy mủ có thể sử dụng thuốc kháng sinh ở dạng gel thoa trực tiếp lên vết thương/ uống kháng sinh nếu bị nhiễm trùng nặng. Tuy vậy, khi sử dùng thuốc kháng sinh/ thuốc chống viêm nên cần phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
  • Băng vết thương: vết thương nhẹ không cần băng lại có thể dùng băng cá nhân Urgo hay gạc mỏng phủ lên vết thương, tránh cọ xát. Với vết mổ, trong thời gian nằm viện bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế tháo/ thay băng. Về nhà, bệnh nhân có thể để vết mổ được sạch / thoáng nhưng vẫn cần phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách sử dụng màng sinh học Polyesteramide.
Vết thương chảy mủ cần được xử lý đúng cách và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Sau khi đã xử lý vết thương chảy mủ, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh tại những vùng có vết thương, nên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để cho vết thương mau lành. Trong quá trình chăm sóc nếu có các dấu hiệu sau hãy đưa bệnh nhan đến bệnh viện ngay:
    • Vết thương gây đau đớn nhiều hơn bình thường.
    • Bệnh nhân bị sốt cao không biết rõ nguyên nhân
    • Có vệt đỏ xuất hiện kéo dài ở vết thương
    • Trên bề mặt vết thương bị nhiễm trùng.
    • Người bệnh rất yếu
    • Để phòng tránh nguy cơ vết thương chảy mủ, nhiễm trùng, lập tức sau khi bị thương, trong vòng 10 phút sau bạn cần rửa vết thương với nước sạch và xà phòng dịu nhẹ không gây kích ứng (giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn). Hãy thực hiện các bước xử lý như trên càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm hơn.

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc vết thương chảy mủ

Nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh đang có vết thương chảy mủ cần kiêng một số loại thực phẩm mà trước đó khi ăn có hiện tượng bị dị ứng như: ngứa, nổi mề đay, chân tay bị sưng, khó thở,…bởi các triệu chứng này có thể làm tăng cơn đau và snr sinh ra mủ nhiều hơn.

Bổ sung những thực phẩm sau đây sẽ giúp vết thương của bệnh nhân mau lành:

  • Bổ sung thêm chất đạm bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm như: thịt, cá, ác loại đậu, trứng,… có tác dụng sản sinh ra các tế bào mới.

  • Ăn nhiều thịt, gan, những loại rau có màu xanh đậm, uống nhiều sữa… bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, tốt cho quá trình tái tạo máu.

  • Các loại rau củ, quả tươi như: đu đủ, dưa hấu, cam, rau cải, thanh long, cà rốt,… giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại vi khuẩn gây ra  mưng mủ, nhiễm trùng

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *