NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC VẾT BỎNG BẠN NÊN BIẾT

Bỏng là một tai nạn chủ yếu xảy ra đối với trẻ em, đôi khi cũng xảy với người lớn trong một số trường hợp, nguyên nhân nhau như: bỏng bô, bỏng nước, hóa chất, cồn,… Khi phát hiện cũng như xác định mức độ của vết bỏng kịp thời sẽ giúp cho người bệnh không phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất mà bỏng gây ra.

1.Các cấp độ bỏng

 Việc đánh giá mức độ nặng hay nhẹ là bước rất quan trọng. Thông thường, bỏng được chia ra làm 3 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Vùng da bị bỏng đỏ nhẹ, có cảm giác đau rát, giống như bị rám nắng. Ở cấp độ này, khi chữa khỏi thì thường không để lại sẹo hay di chứng gì.
  • Cấp độ 2: Lúc này vùng da bị bỏng đã đau hơn rất nhiều và xuất hiện vết phỏng nước. Vết bỏng này kéo dài khoảng 3 tuần, nếu điều trị đúng cách cũng không để lại vết sẹo.
  • Cấp độ 3: Khi này cảm giác đau giảm đi khá nhiều, bề mặt da bị bỏng đen, căng cứng. Tổn thương đã đi sâu hết lớp da, có thể đến phần cơ, thậm chí có trường hợp thương tổn đến tận xương. Bỏng ở cấp độ 3 chắc chắn sẽ để lại sẹo.

2.Cách sơ cứu kịp thời

  • Làm mát vết bỏng bằng nước lạnh một cách nhanh nhất và để dưới nước chảy khoảng 10 phút. Tuyệt đối không được dùng đá để đắp lên vết bỏng.
  • Sau khi làm mát thì băng vết bỏng bằng băng đã khử trùng, cẩn thận tránh trường hợp làm vỡ vết bỏng.
  • Gọi điện khẩn cấp cho cơ sở y tế gần nhất.

3.Sơ cứu bỏng trong một số trường hợp đặc biệt

– Bỏng do điện: Việc đầu tiên cần phải làm là ngắt nguồn tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân bằng cách ngắt cầu dao điện hoặc sử dụng các vận dụng cách điện đưa nạn nhân ra ngoài. Nếu trường hợp tim bệnh nhân ngừng đập cần phải sử dụng các biện pháp cấp cứu giúp hô hấp bệnh nhân trở lại và đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Bỏng do điện rất nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không có kiến thức để sơ cứu kịp thời.

– Bỏng do hóa chất: Ngay sau khi phát hiện cần phải rửa nhanh vết bỏng với nước để làm giảm nồng độ của hóa chất.  Nếu bỏng do axit gây ra thì có thể thêm bicarbonat vào nước, còn do bazo gây ra thì có thể thâm chanh hoặc giấm. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

– Bỏng do lửa: Việc đầu tiên cần làm là dập tắt đám cháy trên quần áo của nạn nhân, có thể dùng cát, chăn để dập tắt ngọn lửa., sau đó xé hoặc cắt phần quần áo bị cháy ở vết bỏng của nạn nhân, nếu phần quần áo bị dính vào vết bỏng thì nên để nguyên và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

4.Những cách chăm sóc vết bỏng

 Việc chăm sóc cho người bệnh là một yếu tố rất quan trọng, không phải ai cũng có những hiểu biết rõ để đưa ra được các cách chăm sóc vết bỏng một cách hợp lý. Trên đây là một vài lưu ý bạn nên biết:

  • Nếu bỏng ở cấp độ 1 nhẹ nhàng, thì bạn nên rửa vết bỏng với nước ấm 1 lần ngày. Trong quá trình vệ sinh vết bỏng, hãy cố gắng nhẹ tay hết mức có thể. Nếu thấy tình trạng vết bỏng đỏ nặng hay chảy dịch cần phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Ở cấp độ 2,3 thì bạn cần phải có sự chữa trị, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên tránh ăn rau muống, trứng, thịt bò vì các thực phẩm này khiến cho vết bỏng để lại sẹo, có trường hợp vết sẹo còn bị lồi lên trông rất mất thẩm mỹ.

  • Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, các loại rau củ quả để có một cơ thể khỏe mạnh.

 

4.Một số lưu ý phòng ngừa bỏng

 Người ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra bạn nên nhớ một vài lưu ý sau:

  • Đối với nhà có trẻ em, hãy để phích nước nóng hay các vật dụng khiến trẻ bị bỏng nhất tránh xa tầm tay của trẻ. Đối với những trẻ nhỏ, chưa nhận biết được hãy trông nom cẩn thật, tuyệt đối không nên để cho bé ở một mình.
  • Lắp đặt các thiết bị một cách an toàn nhất.
  • Nên giáo dục, chỉ bảo trẻ cách chạy thoát trong trường hợp có cháy.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *