Những lưu ý cần phải nhớ trong cách vệ sinh vết thương

Trong cuộc sống thường ngày và khi lao động, chúng ta khó tránh được các tình huống dẫn đến xây xát nhẹ, hay vết thương hở, gây đau đớn, thậm chí nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị những kỹ năng cơ bản trong nhận biết và sơ cứu vết thương để hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra .

Phân loại vết thương dựa trên tình trạng của da

Vết thương hở

Vết thương hở cũng có thể phân loại dựa trên đối tượng gây nên vết thương. Các loại vết thương hở là: Vết mổ, rạch gây ra bởi vật sắc nhọn như dao, thủy tinh vỡ. Vết bỏng (bỏng do nước sôi, acid, lửa…). Các vết cắt, vết thương có thể xuất hiện thường xuyên hoặc không thường xuyên, tuy nhiên trong cuộc sống không thể tránh khỏi bị những vết thương thông thường ấy.​

Các vết trầy da, vết thương trên bề mặt trong đó lớp da bề mặt bị mất đi, vết trầy xảy ra do có sự cọ xát của da với bề mặt gồ ghề. Chấn thương khi mất một phần mô cơ thể, vết thương này có thể xảy ra do tai nạn, phẫu thuật cắt một phần cơ thể. Ngoài ra còn có vết thương do bị đâm, đạn bắn…

Vết thương kín

Vết máu tụ hay còn goi là tụ máu dưới da, vết thương này có nguyên nhân da bị va đập hoặc có nguyên nhân bệnh lý như sốt xuất huyết, bầm máu…

Thông thường các vết thương dưới da (vết thương kín) có thể tự khỏi mà không cần có biện pháp điều trị. Đối với các vết thương hở nên có phương pháp điều trị đúng đắn để vết thương nhanh lành và không gây biến chứng vết thương.

Các bước vệ sinh vết thương

Rửa tay

Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện sơ cứu vết thương nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu có thể, nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với chất dịch và máu của nạn nhân.

Cầm máu

Dựa vào tình trạng tổn thương và tính chất chất tổn thương để lựa chọn phương pháp sơ cứu, cầm máu phù hợp. Tuyệt đối không tiến hành cẩu thả, thiếu thận trọng dẫn đến nhiễm trùng.

Có thể thực hiện cầm máu bằng một số kỹ thuật như: băng ép, băng nút, gấp chi tối đa, ấn động mạch,…

Vệ sinh vết thương

Vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ các chất bụi, mảnh vụn nếu có, sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng.

Nếu vết thương hình thành do sự tác động của các dị vật đã đâm sâu vào da, xương thì tuyệt đối không rút ra hoặc tác động lên chúng. Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của bác sĩ có chuyên môn cao.

Thoa thuốc kháng sinh

Nên sử dụng một lớp kem kháng sinh hay thuốc mỡ thoa lên vị trí tổn thương nếu vết thương bị trầy xước nhẹ hoặc miệng vết thương có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, một số loại thuốc mỡ có thể gây kích ứng, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Băng bó vết thương

Thực hiện băng bó sau khi cầm máu giúp cho vết thương luôn được sạch sẽ, hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần lưu ý không nên băng bó quá chặt dẫn đến cản trở quá trình lưu thông máu hay gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Thay băng

Băng vết thương cần được thay mỗi ngày hoặc khi xuất hiện bụi bẩn, ẩm ướt. Trong khoảng thời gian đầu bị thương, nên thực hiện thoa thuốc đã được bác sĩ kê đơn mỗi lần thay băng.

Theo dõi tình trạng vết thương

Trong và sau khi thực hiện các phương pháp điều trị vết thương, cần quan sát, theo dõi tình trạng tổn thương để sớm nhận biết các biến chứng nếu có.

Cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín để tiến hành kiểm tra nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thông qua các biểu hiện như: không lành vết thương, sưng đỏ và viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng có kèm theo mủ hoặc dịch bất thường,…

Cách vệ sinh vết thương hở đã nhiễm trùng

Vết thương hở đã nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và hậu quả nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tình trạng hoại tử. Do đó, khi phát hiện vết thương hở đã bị nhiễm trùng, cần kịp thời sơ cứu và đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ, y tá có chuyên môn tiến hành điều trị.

Tùy thuộc vào tình trạng, vị trí, thể lực và sức khỏe bệnh nhân cũng như thời gian hình thành vết thương để có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

  • Nếu tình trạng vết thương bị sưng đỏ nhẹ, cần vệ sinh bằng nước muối mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó nhẹ nhàng lau khô bằng bông y tế.

  • Nếu vết thương trong tình trạng đã được khâu, tuyệt đối không ngâm nước để tránh gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Trong tình trạng cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành kê đơn nhóm thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, chống viêm.

  • Tiến hành phẫu thuật nhằm làm sạch vết thương hoặc tiến hành cắt loại bỏ các mô nhiễm trùng, không thể phục hồi khi vết thương hở đã nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Nếu tình trạng sưng viêm, xuất hiện mủ kèm dịch có mùi tanh, bác sĩ sẽ tiến hành hút mủ từ da để khắc phục tổn thương.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *