Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường và 1 số điều cần biết

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. nếu không có cách xử lí kịp thời có thể dẫn đến cắt cụt chi gây tổn thương vĩnh viễn sau này. Dưới đây là những thông tin về nhiễm trùng bàn chân tiểu đường cho các bạn cần biết

Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường xảy ra thế nào?

Vết những bệnh nhân tiểu đường thì tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện từ những vết xước nhỏ trong đó bao gồm cả việc vệ sinh móng chân không cẩn thận. Dẫn đến là bước đệm cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng

Vết những bệnh nhân tiểu đường thì tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện từ những vết xước nhỏ trong đó bao gồm cả việc vệ sinh móng chân không cẩn thận.
Vết những bệnh nhân tiểu đường thì tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện từ những vết xước nhỏ trong đó bao gồm cả việc vệ sinh móng chân không cẩn thận.

Đường máu cao là một trong những môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó nó cũng khiến cho chức năng bảo vệ của bạch cầu và hệ thống miễn dịch bị giảm sút. Vì thế dù là vết thương nhỏ cũng có thể thành vết thương lớn.

Quá trình nhiễm trùng bàn chân tiểu đường diễn ra nhanh và nguy hiểm. Bên cạnh đó nó còn kết hợp cùng biến chứng thần kinh và mạch máu khiến lưu lượng máu đến mao mạch giảm, khiến da khô, dày sừng dễ bị nứt nẻ…. Tổn thương dây thần kinh sẽ làm cho bệnh nhân mất cảm giác đau, người bệnh có thể tiến triển vết loét ngày một nặng hơn

Nhiễm trùng ở tiểu đường thường khó trị, thời gian hồi phục kéo dài, đôi khi có những trường hợp vết loét còn ăn sâu vào xương dẫn đến hoại tử gây đến tình trạng cắt cụt chi. VÌ thế bạn cần có cách chăm sóc và kiểm soát tốt biến chứng thần kinh do tiểu đường.

Dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường

Khi gặp các vấn đề sau bạn nên tới các bệnh viện ngay để được bác sĩ giúp đỡ:

  • Vết chai cứng, da khô, dày sừng, nứt nẻ hoặc xuất hiện bọng nước phồng rộp khi đi giày chật, tạo sức ép bàn chân 
  • Dấu hiệu viêm da như vùng da bị ban đỏ, sưng nề, da đổi màu, cảm giác đau đớn
  • Chân chảy dịch, mùi hôi bất thường
  • Vết xước chảy máu, chậm liền vùng da tổn thương có xu hướng lan rộng nhanh 

Cách điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Để điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường có 2 cách sau

Điều trị bằng thuốc

Kháng sinh được xem là một trong những biện pháp đầu tiên khi xuất hiện nhiễm trùng. Với nhiễm trùng nhẹ bạn có thể dùng kháng sinh trong 1-2 tuần đầu. Tuy nhiên khi tiến triển nặng cần nhập viện để theo dõi với mô mềm thì 2-3 tuần, nhưng nếu vào tủy thì cần 4-6 tuần điều trị

Cấy ghép da trong điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Phương pháp này thường dùng cho vết thương lớn giúp nó mau lành.
Phương pháp này thường dùng cho vết thương lớn giúp nó mau lành.

Phương pháp này thường dùng cho vết thương lớn giúp nó mau lành. Được áp dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng được điều trị thông thường. Việc điều trị khá công phu và đòi hỏi sự kiên trì của cả bác sĩ lẫn bệnh nhân 

Điều trị bằng phẫu thuật

Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng vùng hoại tử lớn thì việc dùng phương pháp phẫu thuật được xem là cần thiết.

Bạn có thể cắt lọc mô nhiễm, can thiệp ghép da hoặc thậm chí là cắt cụt chi để bảo đảm bảo an toàn cho người bệnh

Cách phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng bàn chân 

Dưới đây là 1 số cách phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng bàn chân:

  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày. 
  • Không nên rửa chân quá nhiều trong 1 ngày. Giữ bàn chân khô ráo, cẩn thận đặc biệt là hạn chế bị nấm kẽ ngón chân
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Nên cắt móng chân khi mới tắm xong vì lúc này móng khá mềm.
  • Không nên đi chân đất trong nhà hoặc đi ra ngoài. Chọn giày tất phù hợp
  • Luôn vận động tập thể dục cho bàn chân 
  • Bỏ thuốc lá để không làm ảnh hưởng xấu đến lưu thông máu

Như vậy chúng tôi vừa cung cấp đến bạn 1 số kiến thức về nhiễm trùng bàn chân tiểu đường và 1 số điều cần biết. hy vọng sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc bàn chân tốt nhất hạn chế biến chứng nguy hiểm sau này

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *