Nhận biết, xử lý vết thương tỳ đè nhiễm trùng đúng ra sao

Vết thương loét tỳ đè có khi được gọi là vết loét trên giường hay “vết loét do tỳ đè” là một chấn thương trên da hình thành do áp lực gây nên. Khi ngồi / nằm ở một tư thế quá lâu mà không di chuyển sẽ gây áp lực lên da và làm chậm lại quá trình lưu lượng máu khiến tình trạng chuyển thành vết thương tỳ đè nhiễm trùng mang tới nhiều bất lợi cho bệnh nhân.

Vị trí dễ bị tỳ đè 

Vết thương tỳ đè nhiễm trùng là vấn đề không ai mong muốn gặp phải

Loét tỳ đè thường xuất hiện ở những vị trí mà vùng xương lồi lên nhưng không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít ỏi như

  • Khi bệnh nhân nằm ngửa sẽ xuất hiện ở vùng da xương chẩm (sau gáy), vùng xương cùng cụt (giữa của hai mông), vùng da xương bả vai, gót chân, khuỷu tay.
  • Nếu như người bệnh nằm nghiêng, thường sẽ bị loét da ở bên ngoài phía lồng ngực, phía ngoài – trong của đầu gối, vùng da phần mắt cá chân (khi nằm nghiêng bên nào sẽ bị loét da mắt cá chân ở bên đó).
  • Trường hợp khi người bệnh bị suy hô hấp mà phải ngồi / nửa nằm nửa ngồi có thể sẽ bị loét vùng da ở vị trí ụ ngồi của xương chậu.

Biểu hiện
Vùng da tại những chỗ tỳ đè đỏ, sung huyết, người bệnh có thể cảm thấy đau, nếu như là người cao tuổi bị lú lẫn (bệnh tai biến mạch mạch não, tuổi quá cao…) thường không nhận  thấy cảm giác đau. Tại vùng da bị tỳ đè có thể xuất hiện những nốt phồng lên như bị bỏng, tại vùng da có màu đỏ bầm / xanh nhạt rồi đen lại khi nốt phồng vỡ ra. Nếu quá trình  chăm sóc không được cẩn thận, vết loét tỳ đè này có thể sẽ bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm, phát triển nhanh chóng gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị, đặc biệt khi vết thương tỳ đè nhiễm trùng hay đã bị bội nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh, cơ thể kháng nhiều kháng sinh như tụ cầu vàng / trực khuẩn mủ màu xanh.

Nguyên nhân vết thương tỳ đè nhiễm trùng

Những vết thương loét tì đè thông thường sẽ xuất hiện đối với các bệnh nhân khó/ không thể tự di chuyển. Sẽ có rất nhiều lý do khiến cho bạn không thể di chuyển / bị hạn chế di chuyển như sau :

– Sức bản thân khỏe kém hoặc có thể bị suy nhược

– Tê liệt

–Sau khi chấn thương/ bệnh tật / phẫu thuật phải nằm trên giường / ngồi xe lăn

– Phục hồi sau phẫu thuật

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều yếu tố khác là nguyên nhân khiến cho vết thương loét tỳ đè xuất hiện. Trong đó một số nguyên nhân phổ biến khiến  vết thương tỳ đè nhiễm trùng nhất bao gồm là:

vết thương tỳ đè nhiễm trùng
Vết thương tỳ đè nhiễm trùng xảy ra nhiều với bệnh nhân lớn tuổi, sức đề kháng kém
  • Hạn chế khả năng di chuyển và bệnh nhân phải nằm trên giường / ghế lăn quá lâu: Khi bệnh nhân khó / không thể tự mình cử động, từ đó họ sẽ không thể tự chủ trong việc thay đổi tư thế để phân bổ lại áp lực trên da của mình.
  • Són tiểu: bệnh nhân không thể kiểm soát ruột hoặc bàng quang, da sẽ tiếp xúc với nhiều độ ẩm hơn từ đó gây kích ứng da và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn xuất hiện.
  • Dinh dưỡng kém và mất nước: bổ sung đầy đủ/ ăn thực phẩm sạch, uống nhiều nước đều rất quan trọng trong việc duy trì một làn da khỏe mạnh. Nếu như không dung nạp đẩy đủ chất dinh dưỡng hoặc đủ nước, da có thể có gặp nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn.
  •  Kém minh mẫn: bệnh nhân bị suy giảm chức năng thần kinh có thể gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc chính  bản thân, bị mất hết khả năng nhận biết, không nhận biết được các tín hiệu từ cơ thể để thay đổi tư thế.
  • Tuổi tác: da trở nên khô hơn, mỏng hơn, mẫn cảm hơn thay đổi theo tuổi tác.
  • Ma sát: di chuyển không đúng tư thế trên giường có thể khiến da bị cọ xát quá mức và rách, làm da yếu dần đi.

Cách phòng ngừa vết thương tỳ đè nhiễm trùng

1. Chăm sóc da:

Vết thương tỳ đè nhiễm trùng thì quá trình chăm sóc là điều cực kì quan trọng không nên lơ là. Khi bạn già đi, da sẽ trở nên khô và dễ bị tổn thương hơn.

– Kiểm tra da/ vết loét hàng ngày. Tìm, xem xét các vết mẩn đỏ / bất kỳ vết thương nào xuất hiện trên da. Nếu xuất hiện bất cứ thay đổi nào hãy báo ngay cho bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời.

– Nên vệ sinh rửa sạch da bằng nước ấm/ dung dịch chuyên dụng với vết thương tỳ đè nhiễm trùng (tránh dùng nước nóng), việc vệ sinh này có thể lặp lại nhiều lần với vết thương tỳ đè nhiễm trùng để loại bỏ tất cả yếu tố gây nhiễm trùng.

– Có thể sử dụng têm kháng sinh, kem dưỡng ẩm (khi vết thương đã khô/ bắt đầu nên da non)

– Hàng ngày nên xoa bóp thường xuyên nhưng tránh xoa bóp mạnh / xoa bóp các vùng xương như hông.

chăm sóc loét tỳ đè
Chăm sóc vết thương tỳ đè nhiễm trùng cần sự kiên trì hợp tác của bệnh nhân

2. Quản lý độ ẩm: Nếu bệnh nhân đi tiểu tiện cần vệ sinh/ thay bỉm 3–4h/ lần, còn nếu đi đại tiện thì cần thay / vệ sinh luôn sau đó để tránh việc đảm bảo da của bạn được giữ sạch tránh cho vết thương tỳ đè nhiễm trùng là điều cực kì quan trọng.

– Có thể tham khảo hỏi bác sĩ hoặc để sử dụng kem bôi da, ngăn nước tiểu hoặc phân gây kích ứng da cho bệnh nhân.

– Nên sử dụng tã bỉm hoặc đồ lót dùng một lần có khả năng thấm hút và giữ da của khô thoáng, đồ cottong và phải thay/ giặt thường xuyên để đảm bảo

3. Giảm áp suất và chuyển động

  • Khi ngồi:

–Thay đổi tư thế sau mỗi 15 phút.

– Sử dụng thêm đệm ghế khi ngồi.

  •  Khi nằm:

– Chuyển từ nằm ngửa – nằm nghiêng sau mỗi 2 giờ hoặc có thể sớm hơn.

– Giữ cho phần đầu giường càng thấp càng tốt khi ở trên giường.

– Sử dụng thêm gối / đệm để giúp giảm áp lực lên một vùng nhất định, đặc biệt chú ý đến phần gót chân và đầu gối của bạn.

– Sử dụng thêm một tấm đệm / miếng đệm đặc biệt (đệm hơi/ đệm hơi nước)

– Chú ý không được trượt xuống / ngang qua giường.

  •  Chế độ ăn hợp lí:

– Ăn uống đầy đủ, đa dạng các nhóm chất theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Uống nhiều nước.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *