Nhận biết vết thương hoại tử, xử lý ra sao để đạt hiệu quả cao

Vết thương hoại tử là một biến chứng không ai mong muốn gặp phải. Những tổn thương da khi đã bị hoại tử rất lâu lành, gây nhiều đau đớn và tiềm ẩn nguy cơ liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Nếu vết thương chậm lành, có nhiều biểu hiện lạ, hãy xem xét đến khả năng đang tiến triển xấu đi và có nguy cơ hoại tử. 

Vết thương hoại tử – biểu hiện 

Vết thương hoại tử là điều mà không ai mong muốn gặp phải trong qúa trình điều trị.

Vết thương hoại tử là các mô tế bào có hiện tượng tại vết thương da bị chết và nếu không được điều trị sẽ lan rộng dần. Mọi vết thương đều có nguy cơ bị hoại tử, đặc biệt là với các vết thương do vết thương hở ở tay, chân, mổ nội tạng…

Gồm 2 loại vết thương hoại tử:

– Vết thương hoại tử khô: không có dịch, màu đen hay nâu, có thể bong tróc những mảng da hoại tử.

– Vết thương hoại tử ướt: đã bị lở loét, gồm dịch vàng hay nâu đỏ, mô chết.

  • Dấu hiệu của vết thương hoại tử

Đau: là dấu hiệu không loại trừ khi có vết thương bị hoại tử, mức độ đau sẽ tuỳ thuộc và tăng dần vào mức độ hoại tử. Vết thương hoại tử khô nhưng không bị loét mà đau nhức, tình trạng đau rát thường đi kèm sưng,đỏ, nóng và lở loét đối với vết thương hoại tử ướt.

Có mùi khó chịu: vết thương hoại tử thường có mùi hôi/ thối gây khó chịu cho người bệnh và người nhà. Đây là dấu hiệu chắc chắn để nhận biết vết thương đang bị nhiễm trùng. Ở mức độ này vết thương cần được làm sạch với dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các yếu tố hoại tử. Vết thương hết mùi là dấu hiệu tiến triển tốt trong điều trị vết thương hoại tử. Bởi vì phần hoại tử đã được loại bỏ , hạn chế không lan rộng ra nữa.

Bị sốt:  thường là sốt nhẹ / sốt cao tuỳ thuộc vào mức độ chấn thương và nhiễm trùng. Trong trường hợp người bệnh bị sốt cao > 39 độ C liên tục trong vòng 48 giờ, cần đưa người bệnh đến ngay  các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

 Cần chú ý trong khi xử lý vết thương hoại tử 

  • Vết thương hoại tử: vết thương hoại tử bởi nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là:

– Vết thương bị nhiễm trùng: bởi tụ cầu, liên cầu tấn công. Tiếp đó, các độc tố của vi khuẩn gây lở loét và hoại tử mô tại những vị trí tổn thương.

– Băng bó vết thương quá chặt, khiến cho lượng máu tới vết thương không đủ để nuôi mô tế bào, làm cho mô chết dần, vết thương khô quắt lại.

  • Nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử: quá trình điều trị, chăm sóc vết thương  hoại tử cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

– Loại bỏ toàn bộ phần mô hoại tử để tránh các mô xung quanh bị hoại tử kéo theo. Với trường hợp hoại tử đã lây lan quá rộng, có thể cân nhắc cắt đến việc phải loại bỏ toàn bộ những phần mô xung quanh.

-Vết thương làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn để nhiễm trùng được kiểm soát, vết thương sạch khuẩn cần được đảm bảo, tránh bội nhiễm và gây sâu thêm tổn thương.

– Sử dụng thuốc hạ sốt , giảm đau,  kháng sinh tùy trường hợp (theo chỉ của bác sĩ).

  • Xử lý phần hoại tử tại ổ tổn thương 
Vết thương hoại tử cần nhiều thời gian và biện pháp điều trị chuyên biệt.

Phần vết thương hoại tử tại “ổ tổn thương” cần loại bỏ sớm nhất có thể. Bởi nếu còn tổn tại, thì phần mô xung quanh sẽ dễ bị xâm nhập bởi mầm bệnh và kéo theo hoại tử. Hãy để các bác sĩ có chuyên môn để lấy hết phần hoại tử.

Cần giữ vết thương luôn khô ráo/ sạch sẽ. Nếu dịch từ vết thương làm ướt bông băng, tiến hành thay ngay băng cho người bệnh. Trong trường hợp hoại tử quá nhiều, các mô đã bị dập nát , lây lan quá mạnh, thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ phần hoại tử khỏi cơ thể từ bác sĩ.

  • Lựa chọn dung dịch sát khuẩn, vệ sinh vết thương hoại tử

Dung dịch sát khuẩn đóng vai trò quyết định trong việc điều trị hoạt tử da và phần tổ chức dưới da. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn cần chú ý những điều sau:

Hiệu quả: kháng khuẩn phổ rộng, tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh, sạch khuẩn vết thương.

Có tác dụng nhanh để thúc đẩy tốc độ hồi phục tổn thương

Không gây kích ứng trên niêm mạc hở, đau xót, làm khó chịu thêm cho người bệnh.

Nguyên bào sợi không bị tổn thương, đảm bảo vết thương lành tự nhiên.

Tuyệt đối an toàn khi dùng cho vùng diện tích tổn thương  sâu và rộng.

Dể dễ quan sát tiến triển vết thương tại chỗ nên là màu trong suốt.

  • Cách băng vết thương hoại tử

Với vết thương hoại tử tại những phần không bị ma sát, tỳ đè, nên để hở và không cần băng để vết thương khô/ thoáng và nhanh lành.

Với vết thương dễ bị tỳ đè, lở loét cần băng nhẹ để hạn chế bụi bẩn và những tác nhân từ bên ngoài xâm nhập.

– Bước 1: rửa tay bằng xà phòng/ dung dịch sát khuẩn và sử dụng găng tay y tế.

– Bước 2: xử lý vết thương, tháo bông băng cũ

– Bước 3: băng lại vết thương sau khi đã sát trùng.

Vết thương hoại tử- khi nào cần gặp bác sĩ

Vết thương hoại tử dấu hiệu nhận biết là sốt cao, đau nhức tại vết thương và mệt mỏi

Nếu đang vết thương hoại tử trên da, cần gặp bác sĩ khi xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt cao > 39 độ C trong 48 giờ liên tục.
  • Lở loét vết thương hay bị khô đen và không thấy cải thiện sau khi đã chăm sóc đúng cách tại nhà trong 3 ngày sau đó.
  • Cơ thế không có sức lực, bị mệt mỏi, li bì / hôn mê.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *