Nhận biết vết thương gây hoại tử, điều trị sớm tránh hậu quả nghiêm trọng

Vết thương gây hoại tử là một biến chứng nguy hiểm khi vết thương không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách. Khi đã xuất hiện các mô hoại tử vết thương sẽ khó và không thể lành trở lại như ban đầu. Có một số người thường bỏ qua khi thấy vết thương nhỏ bởi nghĩ nó có thể sẽ tự lành lại được. Nhưng thực tế cho thấy vết thương không được chăm sóc và điều trị sớm thì rá dễ khiến vết thương gây hoại tử nghiêm trọng.

Vết thương gây hoại tử là gì? 

Vết thương gây hoại tử cần được điều trị sớm.

Trước hết bạn cần được hiểu về khái niệm hoại tử vết thương là gì để nhận biết hay ít nhất hiểu được sự nguy hiểm thực sự khi vết thương đang chuyển dần sang hoại tử. Có thể hiểu vết thương gây hoại tử chính là phần mô của cơ thể không có sự sống, đang chết dần đi. Khi các mô đã chết đi thì sẽ không thể phục hồi lại được. Bởi vì thế việc phát hiện vết thương gây hoại tử sớm sẽ góp phần gia tăng khả năng vết thương hồi phục.

Vết thương gây hoại tử là một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Những vi khuẩn tồn tại ở trong vết thương sẽ phát triển đều và lây lan một cách nhanh chóng. Với trường hợp nặng có thể sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Vết thương gây hoại tử có thể hình thành do va đập mạnh sau chấn thương, do nhiễm khuẩn/ nhiễm trùng, hoặc cũng có thể do lưu thông máu bị tắc nghẽn tại một vị trí cục bộ nào đó (trường hợp này thường thấy ở bệnh phải nằm liệt 1 chỗ/ không- khó vận động khiến tế bào ở trong cơ thể bị chết). Đặc biệt, vết thương gây hoại tử khi xử lý không đúng , sơ cứu sai cách từ những bước đầu.

Vết thương gây hoại tử được chia thành: hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử khíTheo một số nghiên cứu cho thấy, có một loại vi khuẩn gây vết thương gây hoại tử chủ yếu như: Strep, Clostridia, Staph. Trong nhóm bệnh nhân bị vết thương gây hoại tử thì nhóm bênh nhân mắc bệnh tiểu đường và hay sử dụng thuốc lá có nguy cơ cao hơn so với bình thường.

Vết thương gây hoại tử- Dấu hiệu nhận biết

Vết thương gây hoại tử có rất nhiều giai đoạn và ở giai đoạn đầu sẽ dễ điều trị hơn.

Vết thương gây hoại tử nếu được nhận biết từ sớm sẽ giúp hạn chế những nguy cơ hoại tử nặng hay nguy hiểm đến tính mạng và giúp nâng cao khả năng hồi phục. Sau đây là dấu hiệu để nhận biết vết thương gây hoại tử:

  • Vết thương gây hoại tử có dấu hiệu bị viêm nhiễm- sưng to- có màu đỏ và lan rộng ra các vùng lân cận nhanh chóng
  • Ở tại vị trí vết thương và những vùng xung quanh rất đau nhức, thậm chí đau đến dữ dội, trái ngược hoàn toàn với biểu hiện trên da ban đầu.
  • Rất nhanh, chỉ trong vài giờ người bệnh sẽ thấy rõ sự thay đổi tại vùng da vết thương, có thể là: đổi màu/ bong tróc / nhăn nheo một cách bất bình thường.
  • Vết thương gây hoại tử có thể xuất hiện những bọt trắng, có thể có nhiều đốm mụn rộp, nhiều dịch chảy ra tại vị trí vết thương
  • Vùng vết thương gây hoại tử hầu hết đều sẽ có mùi khó chịu, thậm chí là tanh- hôi khi bị nhiễm trùng nặng và lan dần rộng đến các vị trí da xung quanh.
  • Nếu để vết thương gây hoại tử lan rộng, khi hoại tử nặng nề sẽ khiến cơ thể có những triệu chứng thay đổi như: thân nhiệt cao, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, nhiễm trùng máu…

Tốt nhất bạn không nên để vết thương gây hoại tử nặng bởi đó sẽ là nguyên nhân khiến cho một số mô mềm trên cơ thể bị tiêu biến, biến dạng và sẽ kéo theo đó là rất nhiều sự ảnh hưởng nghiêm trọng khác tới sức khỏe người bệnh.

Vết thương gây hoại tử- Chăm sóc và điều trị

Vết thương gây hoại tử mang đến nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Cần chăm sóc vết thương gây hoại tử như thế nào cho đúng. Hãy thực hiện theo như dưới đây để hạn chế tối đa bị nhiễm trùng dấn tới vết thương gây hoại tử. Đó là:

  • Đầu tiên không thể thiếu và cũng rất quan trọng đó là: rửa sạch vết thương với nước sạch, tiệt trùng tất cả dụng cụ y tế trước khi sử dụng để lau / rửa cho vết thương bởi vì đây là cách để cho vết thương hạn chế tiếp xúc với các vi trùng, vi khuẩn có hại gây viêm nhiễm, vết thương gây hoại tử.
  • Nếu thấy vết thương đang chảy máu thì cần cầm máu trước tiên, tránh không để cục máu đông ở giữa làm vết thương lâu lành hơn.
  • Bằng dung dịch/  nước muối sinh lý rửa vết thương, đối với vết thương có khe có thể sử dụng oxy già để rửa (áp dụng với những vết thương có bùn, cát…). Tuy vậy nên hạn chế sử dụng oxy già bởi vì nó có thể làm cho các mô hạt và tế bào đang hình thành bị phá hủy đi. Rửa vết thương với mục đích là loại bỏ đi mô hoại tử,  vi khuẩn chứ không phải các mô tế bào.
    • Những vùng da xung quanh vết thương có thể vệ sinh/ lau bằng thuốc sát trùng / cồn i ốt
    • Nếu vết thương đã được khám, đánh giá có nguy cơ nhiễm trùng thì có thể sử dụng thêm thuốc có chứa thành phần của kháng sinh / thuốc kháng sinh (theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ).
    • Ngoài ra cần hạn chế tiếp xúc với vết thương, băng gạc vết thương với nước / đồ dùng bẩn bởi có thể tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập gây nhiễm trùng, hoại tử vết thương.
    • Trong quá trình điều trị để hạn chế sẹo lõm không nên bóc vảy vết thương mà hãy để lớp vẩy tự bong ra, để các mô tế bào được tái tạo một cách hoàn thiện nhất.
    • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, nên tránh sử dụng một số thực phẩm để lại sẹo xấu như: rau muống, đồ ăn cay nóng, thịt gà, đồ nếp… có thể làm vết thương mưng mủ, ngứa ngáy, khó chịu. Hãy bổ sung thực phẩm giàu protein, đạm để cho cơ thể tái tạo tế bào tổn thương tốt nhất .

Sử dụng thường xuyên một số loại rau mát, lành tính giúp vết thương nhanh liền miệng: rau diếp cá, rau cải, rau ngót…

Lưu ý: chỉ nên tự chăm sóc những vết thương nhỏ hay chưa có dấu hiệu hoại tử. Trường hợp vết thương gây hoại tử, sưng đỏ, viêm nhiễm nặng, đến các vùng xung quanh, người bệnh hãy đến các xơ sở y tế để bác sĩ xử lý vết thương và điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *