Nguyên tắc “vàng” trong chăm sóc loét tỳ đè an toàn cho người bệnh

Chăm sóc loét tỳ đè như thế nào là hiệu quả cho người bệnh là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Để chữa trị có kết quả những vết loét này có thể cần rất nhiều thời gian hay thậm chí là nhiều năm. Để vết thương phục hồi nhanh hơn, bệnh nhân cùng người nhà cần có kế hoạch để chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân đúng cách.

Chăm sóc loét tỳ đè-  Nguyên nhân hình thành 

Chăm sóc loét tỳ đè ở những giai đoạn đầu khả năng khỏi là tất cao

Xảy ra loét tỳ đè khi cơ thể có một áp lực lớn đè ép lên trên da trong một khoảng thời gian quá dài. Chính điều đó khiến cho lưu lượng máu đi đến các khu vực bị đè ép giảm đi rất nhiều. Một khi tế bào và mô không đủ máu cung cấp sẽ chết, dẫn đến những hình thành những vết loét đau đớn.

Một số đối tượng bệnh nhân thường gặp vết loét tỳ đè là:

  • Người lớn tuổi ít / khó vận động
  • Người bị liệt không thể vận động
  • Người bệnh phải ngồi xe lăn
  • Người bệnh phải nằm lâu ngày một chỗ không có ai hỗ trợ vận động.
  • Người bệnh sống thực vật
  • Người bệnh mắc các bệnh ảnh hưởng đến sự lưu lượng máu như: các bệnh về mạch máu khác,tiểu đường…
  • Người bệnh không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng.

Các vết loét hình thành rất nhanh và cũng tiến triển xấu đi nên không được chăm sóc loét tỳ đè sớm, đúng cách

Chăm sóc loét tỳ đè- Triệu chứng

Để chăm sóc loét tỳ đè hiệu quả chúng ta phải biết loét tỳ đè được phân chia nhóm tùy theo mức độ nặng- nhẹ của các triệu chứng.

  • Giai đoạn 1: Bề mặt của da nổi một vùng có màu đỏ, đau và khi ấn vào không chuyển sang màu trắng. Đây là một dấu hiệu cho thấy vết loét tỳ đè đang hình thành. Da sẽ cứng hơn những vùng da khác, có thể mát hoặc ấm hơn.
  • Giai đoạn 2: xuất hiện các mụn nước / hình thành vết loét mở trên da. Phần xung quanh vết loét có thể bị đỏ và sẽ gây cho người bệnh đau đớn.
  • Giai đoạn 3: Khi này, phía trên bề mặt da hình thành một lỗ trũng mở- gọi là miệng hố. Dưới da các mô đã bị hư hại, có thể nhìn thấy cả lớp mỡ bên dưới da.
  • Giai đoạn 4: mức tổn thương của vết loét đã ăn sâu tới cơ và xương, thậm chí đến cả gân – khớp.

Tùy thuộc vào tư thế nằm / ngồi của bệnh nhân, các vị trí của vết loét tỳ đè cũng khác nhau. Đa phần, vết loét tỳ đè thường sẽ hình thành tại những khu vực mà da bao bọc xương như: mắt cá chân, gót chân, xương cụt, xương bả vai, khuỷu tay, sau đầu,sau gáy.

Chăm sóc loét tỳ đè

Khi chăm sóc loét tỳ đè cho bệnh nhân, cần phải tập trung vào 2 mục tiêu chính đó là: thúc đẩy nhanh vết loét lành đòng thời dự phòng những biến chứng có thể gặp do loét gây ra.

Giảm áp lực cho khu vực loét 

Giảm áp lực lên vùng tỳ đè là việc làm rất quan trọng trong quá trình chăm sóc loét tỳ đè cho người bệnh. Người bệnh cần thường xuyên thay đổi vị trí để tránh đè ép quá lâu lên vết loét. Nếu trường hợp người bệnh ngồi xe lăn, hãy cố gắng xoay trở vị trí 15 phút một lần. Nếu bệnh nhân nằm giường, nên thay đổi tư thế nằm 2 giờ mỗi lần.

Cùng với đó, hãy nên sử dụng đệm lót tại vùng tỳ đè nhằm hỗ trợ giảm áp lực. Có thể sử dụng một số loại đệm như là: đệm áp lực, hơi,… Việc chọn lựa loại đệm như thế nào để sử dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng, vị trí vết loét của người bệnh.

Chăm sóc loét tỳ đè cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Vệ sinh và băng vết loét 

  • Vệ sinh 

–  Chăm sóc loét tỳ đè ở giai đoạn 1 hoặc 2, cần tiến hành rửa nhẹ nhàng vết loét với những dung dịch sát khuẩn phổ rộng nhằm loại bỏ tại ổ loét các hiện tượng nhiễm khuẩn.

– Lưu ý khi lựa chọn các dung dịch sát khuẩn nhằm làm sạch vết loét, không nên chọn lựa những dung dịch chứa nhiều cồn bởi vì sẽ gây xót da đồng thời làm vết loé bị khô. Cùng với đó, không nên sử dụng những dung dịch sát khuẩn có chứa hydrogen peroxide (oxy già) hay là i-ốt. Những chất hóa học không có lợi này sẽ làm da tổn thương cũng như làm cho vết loét lành lâu hơn.

  • Băng vết loét

Băng vết loét giúp việc chăm sóc loét tỳ đè sẽ tăng hiệu quả chữa lành vết thương bằng cách giữ độ ẩm cho khu vực da đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, nó còn tạo một hàng rào chống lại vi khuẩn xâm nhập, nguy cơ bội nhiễm giảm. Tùy thuộc vào kích thước cũng như giai đoạn của vết loét, hãy lựa chọn sử dụng những loại băng gạc như: dạng ge, dạng màng phim, dạng bọt…

  • Hạn chế ma sát, làm vết loét nặng hơn 

– Khi thay đổi hay di chuyển vị trí, nên hạn chế đụng chạm hay va chạm mạnh vào vết loét. Bởi điều này sẽ làm cho vết loét bị đau và gây tổn thương sâu hơn, gây khó khăn trong chăm sóc loét tỳ đè và chữa trị sau này.

– Cùng với đó, cần làm sạch và dưỡng ẩm. Hàng ngày, người nhà/ người chăm sóc cần phải kiểm tra đồng thời đánh giá hiện trạng vết loét cho bệnh nhân. Lưu tâm tới những vết loét mới hình thành hay khó phát hiện, tránh chậm trễ trong việc chữa trị

Chăm sóc loét tỳ đè hãy có thêm những vật dụng hỗ trọ bệnh nhân
  • Loại bỏ các mô chết để 

Để chăm sóc loét tỳ đè nhanh lành, cần phải loại bỏ đi những mô đã chết, bị nhiễm trùng hay hoại tử. Việc loại bỏ những mô này có thể được thực hiện bằng một số phương pháp sau

– Nếu vết loét nhẹ, chỉ cần rửa sạch thường xuyên bằng các loại dung dịch sát khuẩn và kích thích vết thương lành tự nhiên.

– Nếu với vết loét nặng hơn, cần sự can thiệp y tế để cắt bỏ, bóc tách. Đây là một thủ thuật y tế khó, người bệnh không thể tự ý thực hiện tại nhà. Bởi vậy, người nhà cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được nhân viên y tế chăm sóc tốt nhất.

  • Chế sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Chăm sóc loét tỳ đè nên được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường chất dinh dưỡng sẽ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, để chống lại bệnh tật tốt hơn.

– Người bệnh nên từ bỏ những thói quen không tốt như: hút thuốc lá, rượu bia. Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc để có tinh thần thoải mái, khỏe mạnh.

– Cùng với đó, người nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những động tác hay bài xoa bóp cho bệnh nhân.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *