Nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là tình trạng xảy ra nhiễm trùng sau khi sinh mổ lấy thai. Một số dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm như: sốt > 38oC, vết thương sau sinh sẽ trở nên nhạy cảm kèm theo vùng bụng dưới đau. Bệnh nhân cần nhanh chóng điều trị để hạn chế những biến chứng từ nhiễm trùng vết mổ. Tuy vậy, làm thế nào để nhận biết được chính xác là có đang bị nhiễm trùng sau sinh không và điều trị như thế nào là hiệu quả?

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh – Nguyên nhân

Nhiễm trùng vết mổ- nguy cơ luôn rình rập mẹ sau sinh mổ

Với những sản phụ bị bệnh béo phì/ tiểu đường thai kì củng sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh cao hơn so với những phụ nữ khác. Nếu như mắc các bệnh như: rối loạn ức chế miễn dịch HIV, tiểu đường, viêm màng ối bởi trong lúc sinh đã uống steroid thời gian kéo dài, thì rất dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường.

Các mẹ sau sinh cần được chăm sóc chu đáo, đầy đủ cả trước và sau khi sinh. Đặc biệt là với các trường hợp sản phụ bị mất máu quá nhiều trong quá trình sinh / phẫu thuật kéo dài, không vô trùng trước khi sinh, thiếu kháng sinh.

Chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường xảy ra trong khoảng một vài tuần sau khi sinh với một số dấu hiệu nhận biết như sau: sưng- đỏ- nóng,… Bác sĩ cũng sẽ xem xét tình trạng vết thương của bạn và đưa ra chẩn đoán tình trạng vết mổ nhiễm trùng, có thể dẫn lưu mủ từ vết mổ và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán xác định loại vi khuẩn nào đang hiện diện ở vết thương của mẹ.

Triệu chứng- dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh rất nguy hại cho cơ thể- sức khỏe của mẹ

Sinh mổ có thể sẽ khiến cho bạn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đi kèm sẽ là rất nhiều vấn đề khác như có huyết khối.

Mẹ nên đến bệnh viện / phòng khám y khoa gần nhất nếu như có biểu hiệu như sốt > 38oC, vết mổ sưng đỏ, đau bụng dữ dội, chảy mủ ngày càng nhiều/ đau, trầm trọng hơn.

Khi mẹ xuất hiện mùi hôi ở âm đạo, kèm theo hiện tượng chảy máu nhiều (1 băng vệ sinh ướt hết trong 1 giờ) hay chảy máu kèm theo cục máu lớn và đau đường tiểu tiện thì đây củng là dấu hiệu của sự nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

Tình trạng chân đau hay là chân có dấu hiệu sưng lên bất thường, đó chính là những dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh. Với những biểu hiện này bạn không nên trần chừ hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh được phân loại thành các dạng khác nhau tùy thuộc vào cấp độ nhiễm trùng của vết thương. Bao gồm là các loại nhiễm trùng như sau:

  • Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào được xem là loại vết thương điển hình nhất thường được gây ra bởi các vi khuẩn Staphylococcus / Streptococcus. Đây chính là những chủng vi khuẩn thường trú trên da, nhưng trong điều kiện thận lợi lại gây ra viêm mô tế bào dưới da. Triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn này là: sưng- nóng – đỏ dần lan rộng từ chân vết thương ra xung quanh vùng lân cận, nhưng viêm mô tế bào này rất hiếm khi gây ra chảy mủ.

  • Vết thương bị Áp-xe
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh cần điều trị sớm và dứt điểm tránh những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra áp-xe vết thương là bởi vi khuẩn thường trú trên da, gây ra sưng đỏ tại phần miệng của vết thương. Mủ thường sẽ tích tụ bên trong mô tạo thành khoang do vi khuẩn viêm nhiễm gây nên. Hầu hết các áp-xe có chảy mủ từ đường/ vết mổ của sản phụ. Với một số loại vi khuẩn gây áp-xe có thể gây ra hiện tượng viêm nội mạc tử cung, làm cho các triệu chứng trở nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn như :đau đớn,chảy mủ,  chảy máu bất thường, sưng, sốt toàn thân, khiến người bệnh rất khó chịu.

Hiện tượng nhiễm trùng không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay tại vị trí vết mổ nhưng có thể sẽ bao gồm một số biến chứng tại những cơ quan khác như là: nhiễm nấm, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Nhiễm nấm

Dấu hiệu này thường được gây ra bởi nấm Candida, đây là chủng nấm thường trú ở trên cơ thể người. Những người có hệ miễn dịch yếu /những người khi gian sử dụng steroid / kháng sinh kéo dài một thời gian thường bị Candida. Candida gây ra nấm âm đạo / mụn đỏ- trắng và rất dễ vỡ bên trong miệng. Nếu như nhiễm Candida một số loại thuốc kháng nấm / nước súc miệng có thể giúp bạn chống lại nhiễm nấm, không cần phải dùng đến thuốc

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và bàng quang

Việc đặt ống thông niệu đạo có thể sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và bàng quang. Hiện thượng nhiễm khuẩn này có thể điều trị bằng kháng sinh, thường gây ra bởi vi khuẩn E.Coli. Nhiễm E.Coli gây mang tới cảm giác bỏng rát khi đi tiểu tiện, mót tiểu – sốt.

  • Viêm cân mạc hoại tử

Với một vài trường hợp, nhiễm khuẩn vết thương có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác như là viêm cân mạc hoại tử. Vi khuẩn sẽ dần phá hủy các mô bình thường, gây ra nứt lớp cân (lớp cân cơ dưới thanh mạc) tại vị trí của vết khâu sau khi mẹ sinh mổ, từ đó tạo một lối mở để cho vi khuẩn thâm nhập vào các tạng ở sâu trong ổ bụng.

Mua Gạc Tiên Tiến HETIS ở Shopee: Tại đây.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *