Nguyên nhân cách điều trị tiểu đường viêm loét

Tiểu đường là một trong những căn bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bị. Hiện tại tiểu đường ở Việt NAm đang có dấu hiệu trẻ hóa. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra nguyên nhân cách điều trị tiểu đường viêm loét hiệu quả.

Nguyên nhân tiểu đường gây viêm loét

Dưới đây là 1 số nguyên nhân bệnh tiểu đường gây viêm loét:

Do nồng độ đường trong máu cao dẫn đến động mạch ngoại biên

Ở bệnh nhân tiểu đường, do không kiểm soát được lượng đường trong máu dẫn đến lượng đường máu cao gây ảnh hưởng đến các mạch máu.
Ở bệnh nhân tiểu đường, do không kiểm soát được lượng đường trong máu dẫn đến lượng đường máu cao gây ảnh hưởng đến các mạch máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, do không kiểm soát được lượng đường trong máu dẫn đến lượng đường máu cao gây ảnh hưởng đến các mạch máu. Mạch máu xơ cứng lại, lòng mạch trở nên dày và hẹp hơn. Lâu ngày có thể hình thành các mảng xơ vữa cản trở lưu thông máu trong lòng mạch.

Động Mạch ngoại biên bị xơ vữa sẽ dẫn đến tình trạng máu đến các chi ít, giảm dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng các chi. Gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch cũng như tự phục hồi của cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng virus tấn công. Đồng thời cùng với sự tấn công của vi khuẩn làm bàn chân bị lở loét.

Bệnh thần kinh ngoại biên 

Việc lượng đường cao trong máu cũng là nguyên nhân làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Từ đó dẫn đến rối loạn cảm giác ở bệnh nhân đái tháo đường. Cảm giác ban đầu sẽ là bỏng rát, sau đó là tê, đau và cuối cùng là mất cảm giác hoàn toàn. Lâu dần người bệnh sẽ bị mất cảm giác đau.

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng đồng thời khó chữa lành. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bị tiểu đường bị cắt cụt chi.

Các vấn đề liên quan đến hệ thống miễn dịch

Bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch cơ thể, làm khả năng bảo vệ của tế bào chậm hồi phục. Vì thế chỉ cần gặp 1 vết thương nhẹ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng và lở loét biến chứng

Triệu chứng viêm loét bàn chân ở người tiểu đường

Dưới đây là 1 số triệu chứng viêm loét bàn chân ở người tiểu đường như sau:

  • Thay đổi màu da chân
  • Thay đổi nhiệt độ da chân
  • Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là phần gót cân
  • Mùi hôi khó chịu và không mất khi rửa
  • Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Chảy nước từ bàn chân

Vết loét hình thành mô đen xuất hiện bao quanh làm máu không lưu thông được. Tình trạng này sẽ là nguy hiểm vết loét có thể tiếp tục lan rộng và sâu. Những dấu hiệu ban đầu để phát hiện loét bàn chân tiểu đường thường không phát hiện ra. Nó diễn ra âm thầm và chỉ khi hình thành mô đen người bệnh mới phát hiện. Vì thế người bệnh cần thường xuyên theo dõi cơ thể để phát hiện bất thường.

Một số yếu tố gây lở loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Ngoài những nguyên nhân trên thì dưới đây là 1 số yếu tố gây gia tăng nguy cơ bị lở loét bàn chân ở người tiểu đường

  • Giày kém chất lượng không được vệ sinh sạch sẽ
  • Không thường xuyên vệ sinh bàn chân sạch sẽ
  • Việc cắt tỉa móng chân không đúng cách
  • NGhiện rượu bia
  • Biến chứng về mắt
  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Béo phì
  • Người hút thuốc lá thường xuyên

Cách xử lí khi bị tiểu đường viêm loét

Khi có dấu hiệu bị lở loét bàn chân do tiểu đường bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám
Khi có dấu hiệu bị lở loét bàn chân do tiểu đường bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám

Khi có dấu hiệu bị lở loét bàn chân do tiểu đường bạn hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị đúng đắn.

  • Dùng thuốc hoặc can thiệp y khoa
  • Với tình huống nhiễm khuẩn, lở loét nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc kháng sinh như:cephalexin, amoxicillin,….. 
  • Với tình huống lở loét nặng bác sĩ sẽ chỉ định dùng các biện pháp can thiệp ngoại khoa, thậm chí cắt cụt chi để đảm bảo an toàn
  • Chăm sóc bàn chân lở loét
  • Với vết loét nhẹ bạn cần thực hiện các bước sau để vết loét nhanh khỏi và không bị lan sang vùng khác:
  • Rửa sạch vết loét bằng nước muối sinh lý, dùng nhíp gắp bỏ các dị vật
  • Bôi thuốc sát trùng
  • Cuối cùng bạn hãy dùng vải gạc băng vết thương cẩn thận nhẹ nhàng hạn chế tiếp xúc với môi trường. Thay băng 2 lần 1 ngày hoặc thay mỗi khi thấy băng bẩn hoặc ướt do dịch từ vết loét chảy ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phòng chống lở loét ở bệnh nhân tiểu đường bằng việc vệ sinh chân sạch sẽ, kiểm tra chân thường xuyên, bôi kem dưỡng ẩm, dùng giày phù hợp đồng thời kiểm soát lượng đường máu ổn định.

Tiểu đường viêm loét là 1 trong những biến chứng quen thuộc chính vì thế bạn nên đề phòng đồng thời có biện pháp phòng chống và điều trị thích hợp. Những thông tin này mong rằng sẽ giúp bạn có được biện pháp chăm sóc bàn chân tốt nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *