Nên làm gì khi vết thương có mủ vàng?

Vết thương chảy mủ vàng thường gây nên nhiều hoang mang cho người bệnh. Vì phần lớn họ lo lắng sẽ bị nhiễm trùng. Vậy nên làm gì khi vết thương có mủ vàng? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân vì sao vết thương chảy mủ vàng?

Mủ vàng chỉ xuất hiện khi vết thương hở ngoài da, Các vết thương hở là do tai nạn hoặc vết rách sâu, chảy máu…. Vết thương sẽ bị mất đi lớp hàng rào bảo vệ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Mủ vàng thường có 2 loại khác nhau về màu sắc cũng như tính chất. Bạn có thể phân biệt như sau:

Nước mủ vàng trong

Bạn không nên quá lo lắng đây chính là dịch tiết sinh lý của cơ thể hay còn gọi là huyết tương. Loại dịch này không gây hại cho con người mà có tác dụng bảo vệ vết thương

Mủ vàng thường có 2 loại khác nhau về màu sắc cũng như tính chất.
Mủ vàng thường có 2 loại khác nhau về màu sắc cũng như tính chất.

Loại dịch này sẽ xuất hiện trong khoảng 3-7 ngày vết thương xảy ra và sẽ nhanh lành lại nếu được xử lí đúng cách. Quanh miệng vết thương sẽ có vệt màu hồng đỏ mang đến cảm giác ngứa ngáy dấu hiệu của da non xuất hiện.

Nước mủ vàng đục

Nước mủ vàng đục xuất hiện đi kèm với đó là mùi hôi khó chịu thì đây chính là dấu hiệu báo trước vết thương của bạn đã bị nhiễm khuẩn. Nếu không được xử lí kịp thời để lâu sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí hoại tử.

Tại sao vết thương bị chảy mủ vàng?

Khi vết thương chảy mủ vàng bác sĩ sẽ kết luận nguyên nhân chính là do nhiễm trùng. Vậy nguyên nhân của nhiễm trùng vết thương là gì?

  • Thứ nhất do trong quá trình chăm sóc vết thương người bệnh dùng xà phòng để rửa vết thương. Xà phòng là chất tẩy rửa mạnh chính vì thế nó sẽ khiến vết thương hở mất đi lớp bảo vệ. Từ đó sẽ làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
  • Thứ hai do yếu tố bụi bẩn. Vết thương hở nếu gặp môi trường có nhiều cát sỏi hay khói bụi thì vi khuẩn sẽ lập tức xâm lấn vào trong. Và thêm vào đó việc vệ sinh bụi bẩn là khá khó nên rất dễ để lại hậu quả
  • Vết thương có kèm gỉ kim loại: Các vết thương sâu tạo nên bằng các loại kim loại nhất là kim loại có rỉ cứng thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức. Vì nếu không cẩn thận có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng uốn ván. Hầu hết vết thương kiểu này cần phải được xử lí trước khi băng bó khâu lại.
  • Băng bó vết thương không đúng cách: Nhiều người thường băng kín vết thương băng chặt để không chảy máu hoặc không băng. Đều là quan niệm sai lầm. Vì nếu băng kín quá sẽ khiến vết thương bị ẩm từ đó dễ dẫn đến nhiễm khuẩn còn nếu bỏ không thì bụi bẩn dễ bay vào. Nhìn chung bạn nên tìm loại băng dán phù hợp với tiêu chuẩn y tế và vết thương để hỗ trợ phục hồi nhanh.

Làm gì khi vết thương chảy mủ vàng?

Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nên làm gì khi vết thương có mủ vàng? Đối với thương nhỏ bạn quan sát mủ trong suốt thì không cần lo lắng còn nếu mủ vàng kèm mùi hôi thối thì tốt nhất nên đến các cơ quan y tế để được hỗ trợ

Bên cạnh đó còn nên xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp vết thương nhanh lành. Ngoài ra trong quá trình xử lí vết thương bạn cũng nên lưu ý:

Bước 1: Rửa tay thật sạch

Trước khi tiến hành vệ sinh vết thương hở bạn nên vệ sinh tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Sẽ hạn chế tối đa khả năng nhiễm khuẩn

Bước 2: Cầm máu

Để hạn chế máu chảy ở vết thương hở bạn nên cầm máu vết thương trước khi băng bó. Nếu có bông băng y tế thì bít vào vết thương rồi đè thật chặt lên còn nếu không có sẵn hay chủ động nắm chặt lấy miệng vết thương để vết thương ngừng chảy máu

Bước 3: Rửa vết thương

Dùng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn làm sạch vết thương không nên dùng oxy già hay cồn vì có thể khiến vết thương lâu khỏi
Dùng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn làm sạch vết thương không nên dùng oxy già hay cồn vì có thể khiến vết thương lâu khỏi

Sau khi máu đã thôi chảy bạn nên làm sạch vết thương. Dùng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn làm sạch vết thương không nên dùng oxy già hay cồn vì có thể khiến vết thương lâu khỏi

Bước 4: Dùng thuốc kháng sinh

Với vết thương sâu và diện tích lớn bạn nên sử dụng thêm thuốc kháng sinh để điều trị. BẠn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bước 5: Băng bó vết thương

Bạn cần băng bó vết thương sau khi đã sát trùng nó. BĂng bó vết thương sẽ đảm bảo vết thương không bị nhiễm khuẩn đồng thời hỗ trợ vết thương nhanh lành. Tuyệt đối không nên băng quá chặt miệng vết thương

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp Nên làm gì khi vết thương có mủ vàng rồi chứ. Hãy chủ động quan sát theo dõi vết thương của mình để hạn chế nhiễm khuẩn nhé

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *