Nắm vững quy trình thay băng vết thương, đảm bảo nhanh lành- hiệu quả với bệnh nhân

Quy trình thay băng vết thương đúng cách sẽ giúp vết thương được vệ sinh sạch sẽ nhất, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và hồi phục nhanh chóng vết thương. Tùy vào từng loại vết thương sẽ có nguyên tắc cũng như quy trình thay băng vết thương khác nhau.

Quy trình thay băng vết thương- Phân loại vết thương 

Quy trình thay băng vết thương cần được thực hiện đúng – đủ.

Vết thương được phân loại với những tính chất, đặc điểm khác nhau. Dựa vào việc phân loại vết thương sạch hoặc vết thương bị nhiễm khuẩn sẽ có kỹ thuật, quy trình thay băng vết thương khác nhau

  • Với vết thương không nhiễm khuẩn (vết thương sạch)

– Vết thương sạch có đặc điểm là: không bị nhiễm khuẩn, không mủ viêm/ dịch.

– Với những vết thương không phải khâu: Vết thương đặc điểm, không bị sưng tấy, lên da non, tiến triển tốt.

Vết thương khâu: Mép miệng của vết khâu phẳng, các chân khâu không bị sưng tấy, không nóng rát, không có dịch, đỏ, bứt rứt,

  • Với vết thương bị nhiễm khuẩn:

– Vết thương không phải khâu: vết thương xung quanh bị tấy đỏ, bên trong sẽ chảy mủ, dịch, tổ chức khu vực bị hoại tử nhiều. Khi các vết thương sâu, mức độ vết thương tổn thương rộng dẫn tới nguy cơ cao dễ bị nhiễm khuẩn.

– Vết thương có khâu: Đường khâu đã bị viêm- sưng đỏ, xung quanh vùng vết thương hay tại có cảm giác đau- nóng rát. Ngoài vết thương bị đau nhức, khi vết thương bị nhiễm khuẩn sẽ còn có thể làm cho bệnh nhân bị sốt cao.

Quy trình thay băng vết thương

Trước khi thay băng, rửa vết thương

  • Thông báo tới bệnh nhân trước khi thực hiện quy trình thay băng vết thương.
  • Đánh giá, quan sát tình trạng vết thương;
  • Cần rửa tay với dung dịch sát khuẩn, đeo găng tay y tế thực hiện quy trình thay băng vết thương
  • Chuẩn bị sẵn sàng những dụng cụ cần thiết để thay và rửa vết thương.

Tiến hành quy trình thay băng vết thương

Quy trình thay băng vết thương tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn

Quy trình thay băng vết thương, hay rửa vết thương không bị nhiễm khuẩn:

  • Để cho bệnh nhân ngồi/ nằm ở tư thế thuận lợi nhất.
  • Điều dưỡng viên sử dụng găng tay để thực hiện thao tác, tay/chân đặt gối kê nếu như vết thương ở vị trí là các chi, phía dưới vết thương trải tấm lót / tấm nilon.
  • Lớp băng cũ tháo nhẹ nhàng để hạn chế gây đau đớn cho bệnh nhân hay làm cho vết thương bị chảy máu. Nếu thấy trong băng cũ có dịch / máu khô dính vào vết thương, hãy sử dụng bông thấm nước tưới ướt cho ẩm, dễ bong rồi mới hãy từ từ tháo lớp băng cũ.
  • Băng/ gac/ bông trong lúc vệ sinh nên vứt vào túi riêng đúng vị trí;
  • Đánh giá tình trạng của vết thương;
  • Sử dụng gạc củ ấu để thấm dung dịch tiến hành rửa vết thương, rửa từ trong tiến ra bên ngoài chỗ da lành. Chỉ nên thấm nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh;
  • Lấy miếng gạc nhỏ / bông khô nhẹ nhàng thấm trên bề mặt vết thương cho khô;
  • Sử dụng gạc miếng vô khuẩn mới đắp lên trên bề mặt vết thương rồi tiến hành băng lại;
  • Với những vết thương có khâu, sau 1 thời gian rửa / thay băng thường xuyên, vết thương sẽ ăn da non, khô/ se bề mặt, không chảy mủ, dịch.
  • Có thể cắt chỉ vết thương vùng mặt, đầu sau 5 ngày. Vết thương ở những vùng khác của cơ thể sau khoảng 7 ngày cắt chỉ.
  • Cách cắt chỉ: sử dụng kẹp Kocher, luồn mũi kéo để chạm sát mặt da, phần chỉ để lộ cắt, rút chỉ theo chiều đối diện phía đã cắt chỉ.

Quy trình thay băng vết thương nhiễm khuẩn

Quy trình thay băng vết thương Vết thương có khâu:

Quy trình thay băng vết thương đảm bảo vết thương sạch sẽ, nhanh lành.
  • Trước khi tiến hành quy trình thay băng vết thương/ rửa vết thương hãy tháo băng gạc cũ giống với quy trình thay băng vết thương không nhiễm khuẩn;
  • Quan sát kĩ vết thương nếu thấy có dấu hiệu như: viêm nhiễm – tấy đỏ- sưng nề- chân chỉ rất căng,… cần sử dụng dung dịch sát khuẩn rửa trước phía ngoài của vết thương;
  • Sử dụng kéo cong nhọn, kẹp Kocher: Cắt một mấu nhỏ, vùng viêm nhiễm để lại một nốt, dùng mũi kẹp Kocher để tách nhẹ mép của vết thương;
  • Dùng gạc củ ấu, nhẹ nhàng ấn theo chiều dọc của vết thương nhằm mục đích cho dịch chứa ở bên trong vết thương chảy ra ngoài.
  • Dùng dung dịch để rửa cho đến khi sạch vết thương.
  • Thấm cho vết thương khô dùng 1 miếng gạc sạch khác
  • Gạc mới đắp lên trên vết thương. Sử dụng băng cuộn để băng vét thương / băng dính tùy tuộc vào vị trí của vết thương.

Quy trình thay băng vết thương Vết thương không khâu:

  • Sau khi tháo bỏ gạc/ băng cũ, sử dụng gạc lau rửa, thấm bớt lượng dịch/ mủ trong vết thương. Sử dụng dung dịch oxy già hay dung dịch sát khuẩn để lau/ rửa vết thương cho sạch;
  • Vùng tổ chức hoại tử, bị dập nát dùng kéo cắt bỏ (nếu có) . Nếu vết thương nặng, ở vị trí khó nhìn, khó tiếp cận cần tháo mủ và dị vật ra;
  • Quy trình thay băng vết thương nhiễm khuẩn rộng sẽ lâu lành, bởi vậy cần sử dụng phương pháp liên tục tưới ướt (phương pháp Carrel). Dung dịch sử dụng để tưới là loại dung dịch dakin, bạc nitrat 0,2%, nước boric 3%, ;
  • Nhẹ nhàng rửa vết thương, khi bề mặt vết thương không còn dịch/ mủ là được. Đối với những vết thương sâu có thể đặt thêm meche để dẫn lưu mủ dịch ra ngoài
  • Sử dụng miếng bông/ gạc nhỏ mới để tiến hành thấm khô vết thương;
  • Đắp gạc lên những vùng vết thương rồi dùng băng dính/ băng cuộn để băng vết thương

Lưu ý trong quy trình thay băng vết thương

  • Luôn luôn sát khuẩn, vô trùng trong quá trình thay băng/ rửa vết thương hoặc cắt chỉ;
  • Nên sử dụng băng vô khuẩn cho các vết thương.
  • Luôn chú ý quan sát hiện trạng vết thương khi thay băng.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *