Một số lưu tâm trong cách chăm sóc vết thương

Chúng ta bị một vết rách ở da gọi đó là vết thương. Nguyên nhân có thể do bị tổn thương hoặc là kết quả của một thủ thuật phẫu thuật. Chăm sóc vết thương giúp đúng cách giúp ngưng chảy máu, bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng và vết thương phục hồi nhanh hơn. Cách chăm sóc vết thương có rất nhiều giai đoạn: ở viện hay về nhà đều vô cùng quan trọng, nó quyết định đến việc vết thương lành chậm hay lâu và có nhiễm trùng hay không?

Cách chăm sóc vết thương tại nhà

Cách chăm sóc vết thương- hãy vệ sinh và băng bó vết thương theo như sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc: thuốc giảm đau có thể được bác sĩ khuyên dùng (trong 1 vài trường hợp). Lưu ý: nếu bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính hay từng bị loét dạ dày/ chảy máu trong bao tử hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Trong một số trường hợp nhất định, thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ( hãy dùng theo đúng như chỉ định của bác sĩ).
  • Quy trình chăm sóc vết thương:

– Tuân thủ dúng hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương.

– Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trước và sau khi chăm sóc vết thương để ngăn ngừa bị nhiễm trùng.

– Nếu có băng bó cần thay băng mỗi ngày từ 4-6 tiếng/ lần hoặc khi thấy băng bị bẩn/ ướt.

–  Tránh ngâm vết thương trong nước lâu. Tắm/ lau người bằng nước ấm dưới vòi hoa sen/ dùng bọt xốp thay vì tắm bồn. Không được chà xát mạnh hay chọc vào vết thương. Không nên đi bơi trong thời gian này.

– Nếu dùng băng bó và nó bị ướt, hãy lấy vải khô để thấm khô vết thương nhẹ nhàng. Tiếp đó, thay băng bằng một lớp băng khô mới.

– Không được gãi, chọc, cạo vào vùng bị thương.

– Theo dõi xem vết thương có các dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Bất kỳ vết thương nào cũng có khả năng bị nhiễm trùng kể cả có dùng thuốc kháng sinh. Hãy tìm cách chăm sóc vết thương ngay nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu khác biệt nào.

Cách chăm sóc vết thương với từng kiểu phẫu thuật.

  • Cách chăm sóc vết thương với chỉ khâu:

Vệ sinh vết thương hàng ngày. Cách chăm sóc vết thương này: tháo băng bó và nhẹ nhàng rửa vùng bị thương bằng xà phòng và nước ấm/ nước muối sinh lý/ dung dịch sát khuẩn. Sau khi vệ sinh, thoa một lớp thuốc kháng sinh mỏng (nếu được bác sĩ kê đơn) sau đó băng một băng mới lên vết thương. Chỉ khâu ở bên ngoài da nên được nhân viên y tế cắt sau 7 đến 10 ngày.

  • Băng phẫu thuật:

Cách chăm sóc vết thương là giữ cho vùng bị thương được khô thoáng. Nếu nó bị ướt, thấm khô bằng khăn sạch/bông chuyên dụng. Băng phẫu thuật vết thương thường rơi ra sau 7 đến 10 ngày. Trương hợp nó chưa rơi ra sau 10 ngày bạn có thể tự tháo. Để tháo băng, hãy dùng dầu khoáng /mỡ khoáng trên một miếng bông để nhẹ nhàng gỡ bỏ phần keo dính.

Cách chăm sóc vết thương, hãy theo dõi để khi có những dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời.

 

  • Keo dính da:

Cách chăm sóc vết thương: bệnh nhân có thể tắm vòi hoặc tắm bồn như bình thường( nhưng không được sử dụng xà phòng) thuốc rửa/ dầu lên vùng bị thương, không được chà xát vết thương. Sau khi tắm, phải thấm khô vết thương bằng khăn mềm, sạch. Không được thoa chất lỏng (chẳng hạn như peroxide), dầu/ kem dưỡng lên vết thương trong khi vẫn còn băng phẫu thuật / lớp màng. Không được gãi hay chọc vào băng phẫu thuật. Lớp màng bằng keo dính trên da sẽ tự rơi ra sau 5 đến 10 ngày. Nếu nó không tách ra sau 10 ngày, nhẹ nhàng  dùng cọ mỡ khoáng/ dầu lên lớp màng để lớp màng dễ dàng tháo ra.

  • Ghim kẹp:

Cách chăm sóc vết thương: tắm vòi/ dùng bọt xốp, không được tắm/ ngâm người trong bồn. Không được dùng thuốc rửa lên vùng có bị thương. Vùng bị thương có thể được vệ sinh bằng xà phòng và nước ấm hay các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Không được chà xát mạnh lên vết thương. Thấm khô vết thương bằng vải mềm hoặc bông khô (có thể sử dụng thuốc bôi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ). Ghim kẹp nên được nhân viên y tế tháo ra sau 10 đến 14 ngày.

Cách chăm sóc vết thương- khi nào cần đến bệnh viện

Trong cách chăm sóc vết thương hàng ngày, bạn hãy quan sát để ý nếu vết thương có một trong những biểu hiện bất thường sau đây,hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất :

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng: sốt trên 38 độ C, tại vết thương càng ngày càng thấy đau, có dấu hiệu sưng/ đỏ hay phù nề, có mủ hay dịch chảy từ vết thương có mùi hôi.
  • Vết thương chảy nhiều máu/ chảy máu không dừng.
  • Mép vết thương rớt ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Bệnh nhân có cảm giác tê hoặc yếu ở vùng bị thương (cảm giác này xảy ra thường xuyên không chấm dứt).

Cách chăm sóc vết thương- chế độ sinh hoạt hợp lý

Cách chăm sóc vết thương, chế độ ăn nghỉ ngơi khoa học, ăn uống điều độ cũng khiến cho vết thương nhanh lành.

Môt trong những cách chăm sóc vết thương hiệu quả và đơn giản đó là chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ giúp vết thương của bệnh nhân nhanh hồi phục trở lại. Bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh stress trong công việc, chăm sóc vết thương cũng như bản thân nhiều hơn trong thời gian này.

Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất: bổ sung nhiều chất đạm, đa dạng các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ, chất xơ, tinh bột ( vừa đủ), chất béo… để cơ thể hồi phục tốt nhất.

Ngoài ra cách chăm sóc vết thương, bạn hãy vận động nhẹ nhàng sau khi vết mổ có dấu hiệu hồi phục,không nên nằm quá lâu tại một vị trí,vận động với cường độ thích hợp sẽ giúp cơ thể cũng như tinh thần thoải mái hơn nhiều.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *