Mẹo nhỏ chăm sóc để vết khâu nhanh liền hiệu quả không nên bỏ qua

Quá trình chăm sóc vết thương tốt sẽ giúp cho vết thương nhanh lành, hạn chế để lại sẹo xấu. Vậy có những cách nào để chăm sóc vết khâu nhanh liền? Có những lưu ý nào bạn không nên bỏ qua để giúp cho vết thương hồi phục nhanh và hiệu quả nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây !

Vết khâu nhanh liền- Việc nên làm 

vết khâu nhanh liền
Vết khâu nhanh liền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa, vị trí khâu, tuổi tác…

Hằng ngày thay băng 

  • Khi nào cần phải thay băng cho vết khâu?

Thông thường tại nhà mỗi ngày nên thay băng ít nhất là 1 lần. Tuy vậy với một số trường hợp sẽ phải thay băng nhiều lần hơn như trường hợp nếu thấy băng bị thấm ướt quá nhiều dịch, băng đã bị dính bẩn, băng bị té nước bẩn/ ẩm ngoài dự tính…

  • Những thứ cần chuẩn bị trước khi thay băng:

– Cồn i-ốt

– Băng / gạc vô khuẩn

– Nước muối sinh lý

– Băng dính / băng cuộn

– Găng tay y tế

  • Các bước khi thay băng vết thương đã khâu tại nhà:

Bước 1: Cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi tiến hành thay băng. Có thể sử dụng găng tay y tế .

Bước 2: tẩm ướt băng che vết thương cũ với nước muối sinh lý trong vòng 15 phút.

Bước 3: bóc băng nhẹ nhàng ra khỏi vết thương

Bước 4: Lau rửa sạch sẽ hết những dịch đọng tại bề mặt và các vảy máu đen bám tại miệng của vết thương bằng gạc ẩm.

Bước 5: Nặn dịch tụ ở bên trong của vết khâu (đây là bước rất quan trọng). Có thể tiến hành nặn dịch theo 2 kỹ thuật như sau: ấn 2 mép của vết thương và lăn tròn phần băng gạc dọc theo chiều của vết khâu

Bước 6: Sát khuẩn lại vết thương: pha loãng cồn i-ốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1- 5, tiếp đó sử dụng gạc tẩm dung dich cồn đã pha loãng trên để sát khuẩn.

Bước 7: Vết thương nên bằng lại với gạc vô khuẩn rồi cố định cùng với băng cuộn hay băng dính.

Theo dõi đánh giá vết khâu nhanh liền tại nhà

  • Dấu hiệu bình thường 

– Tại chỗ vết khâu đau: Thông thường thì bệnh nhân sẽ đau nhất trong khoảng 3 ngày đầu tiếp sau đó cường độ đau sẽ dịu dần. Có thể giảm cảm giác đau này điều trị với thuốc giảm đau nếu dùng đúng liều lượng và thời gian thích hợp.

– Đau nhức/ sưng nề phía đầu của vết khâu: Khi có vết thương sẽ làm đứt đi các tĩnh mạch ở dưới da. Điều này sẽ gây cản trở tới dòng máu từ phía ngọn chi chảy về tim gây nên hiện tượng ứ trệ hệ tuần hoàn. Tùy thuộc vào mức độ ứ trệ mà sẽ tạo ra những hiện tượng như: sưng nề, đau nhức (nhiều hay ít). Để khắc phục tình trạng này bệnh nhân cần hạn chế vận động, đồng thời hãy gác cao ngọn chi để máu di chuyển về tim dễ dàng hơn. Với vết thương ở cẳng /bàn tay thì cần phải có dây treo cao tay quàng vào cổ. Với vết thương ở cẳng / bàn chân cần gác cao chân khi nghỉ ngơi và ngủ.

  • Các dấu hiệu bất thường 
Cùng với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc sẽ làm cho vết khâu nhanh liền

– Rỉ máu nhiều ngay sau khâu

– Liên tục đau đớn nhiều ngày và tăng dần lên.

– Vết thương bị sưng- nóng- đỏ

– Vùng da xung quanh bị phù nề căng/ tức/ mọng, tụ nhiều dịch ở dưới miệng của vết khâu. Vết thương tăng nhiều tiết dịch thấm qua băng từng ngày / rỉ dịch mủ có mùi tanh hôi

– Vết khâu bị bục chỉ

– Bệnh nhân bị sốt cao

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ/ đến các cơ sở y tế gần nhất để nhân được tư vấn cũng như xử trí kịp thời.

Vệ sinh cơ thể 

Để vết khâu nhanh liền cần tránh cho vết thương đã khâu bị dính ướt trong khoảng 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật. Vào ngày đầu sau hậu phẫu, có thể lau người bằng khăn ấm vắt khô thay vì tắm rửa như bình thường.

Sang ngày thứ hai, hạn chế vận động, cơ thể nếu như không bài tiết quá nhiều mồ hôi thì bạn nên hạn chế việc tắm rửa.

Vết khâu nhanh liền: trường hợp cần thiết phải vệ sinh cơ thể, nên tắm nhanh dưới vòi hoa sen và cần phải che chắn kỹ lưỡng cho vùng phẫu thuật. Tuyệt đối không để cho nước bẩn hay xà phòng dính vào vết khâu.

Tuyệt đối không được tắm bồn / ngâm người/ đi bơi. Khi mà vết thương bị ngâm trong nước, biểu bì của da sẽ có khuynh hướng mềm ra, khiến các đường chỉ khâu hở ra. Điều này sẽ tạo fđiều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn thường trú ở trên da và ngoại lai tấn công vào trong vết thương.

Ngay sau khi tắm, lau khô người nhanh chóng, lau nhẹ nhàng vùng da xung quanh vết thương bằng khăn sạch.

Vết khâu nhanh liền- Những việc tuyệt đối không nên làm

vết khâu nhanh liền
Vết khâu nhanh liền, là dấu hiệu cho thấy cho sức khỏe của bệnh nhân ôn định tốt hơn
  •  Đắp thuốc lá, rắc thuốc bột lên trên vết khâu

Khi dịch rỉ ra từ vết thương hòa với bột hay lá đắp lên sẽ tạo thành môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn để phát triển. Về hiệu quả của việc rắc thuốc bột / đắp thuốc chưa được xác định có đem lại hiệu quả không, nhưng việc làm này chắc chắn sẽ dễ gây nên nhiễm trùng vết thương.

  • Dùng nước trầu không / các dung dịch dân gian để ngâm vết khâu

Khi vết thương của bạn bị ngâm trong nước lâu, lớp biểu bì da sẽ có khuynh hướng bị mềm ra, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất là để cho vết thương luôn khô ráo.

  • Rửa vết thương bằng oxy già nhiều lần

Đây là sai lầm mà nhiều người đã gặp phải. Bởi vì bản chất của oxy già là một chất có tính sát khuẩn rất mạnh. Cùng với việc tiêu diệt vi khuẩn chúng sẽ còn gây phá hủy ngay cả những tế bào lành. Dung dịch này chỉ được các bác sĩ sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch để khâu ban đầu. Những ngày sau đó, nếu sử dụng lại oxy già sẽ gây phá hủy những mô liên kết mới được hình thành, vết thương sẽ lâu lành hơn. Nên sử dụng cồn i-ốt pha loãng để rửa vết thương là phương án tốt nhất.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *