Mách nhỏ những cách chăm sóc vết thương ngoài da đừng bỏ lỡ

Cách chăm sóc vết thương ngoài da và xử lý không hề quá khó như bạn đang nghĩ, nhưng nếu làm không đúng thì sẽ rất nguy hiểm. Bài viết này, sẽ hướng dẫn bạn những bước để chăm sóc vết thương một cách cơ bản nhất. Vết thương ngoài da sẽ bao gồm những vết cắt , vết trầy xước da- đây là các tình huống gặp thường xuyên trong cuộc sống thường ngày.

Cách chăm sóc vết thương ngoài da

cách chăm sóc vết thương ngoài da

  • Làm sạch vết thương ngoài da

Hãy rửa sạch vết thương nhanh nhất ngay tại dưới vòi nước sạch, mát  đang chảy. Cùng đó luôn nhớ là rửa sạch tay bạn cùng với xà phòng để tránh gây thêm nhiễm trùng cho vết thương, Đó là cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.

Nếu có thể thì tốt hơn, bạn hãy nên rửa vết thương cùng với dung dịch nước muối sinh lý. Rửa cả những vùng da xung quanh cùng với xà phòng (trong quá trình đó lưu ý không để cho xà phòng dính vào trực tiếp vết thương). Ôxy già, cồn bạn nên nhớ là sẽ không thể giúp ích gì được trong trường hợp này, thậm chí còn có thể khiến cho vết thương tệ hơn.

Nếu như vết thương có nhiều bụi bẩn, vật thể khác hoặc thủy tinh có trong vết thương của bạn, hãy cố gắng rửa thật sạch. Bạn có thể lấy những dị vật đó ra bằng dụng cụ đã được sát khuẩn cùng với cồn như là nhíp/ kiềm . Nếu đã cố gắng nhưng mà bạn vẫn không thể được những lấy dị vật đo ra ngoài, hãy đến nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để giải quyết.

  • Cầm máu cho vết thương ngoài da

Với những vết thương nhỏ thì thường sẽ có xu hướng tự cầm được máu. Tuy nhiên, nếu như vết thương vẫn tiếp tục chảy máu, hãy lấy một một miếng vải sạch ấn nhẹ hoặc băng chặt lại khu vực đó trong khoảng 20 phút, nếu như trong tình huống không có vải/ gạc có thể dùng trực tiếp tay ân nhẹ và gữi tại chỗ vết thương. Bạn hãy cố gắng giữ cho vết thương ở mức cao hơn trên tim của bạn, nếu máu chảy không ngừng sau 20 phút, thì hãy đưa nạn nhân đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Bạn có thể thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh lên trên bề mặt của vết thương để giúp giữ ẩm cho bề mặt và giúp ngăn ngừa hình thành sẹo xấu.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, kháng sinh có thể gây nên kích ứng da hay là dị ứng với một số người. Hãy ngưng sử dụng ngay lập tức nếu thấy có những dấu hiệu bất thường và để an toàn nhất hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng sản phẩm nào đó lên vết thương.

  • Băng vết thương 

Cách chăm sóc vết thương ngoài da:  có thể che, bảo vệ vết thương bằng băng, gạc cuộn sạch/ vô trùng. Nếu như vết thương chỉ là một vết xước nhỏ / vết trầy xước, không cần che chắn hay băng bó, hay để cho vết thương thoáng sẽ nhanh lành hơn.

  • Thay băng vết thương ngoài da

Cách chăm sóc vết thương ngoài da: hàng ngày thay băng ít nhất từ 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương của bạn lành lại hẳn. Hãy luôn giữ cho băng được sạch – khô, khi thấy băng bất cứ khi nào băng bị ướt / bẩn hãy thay băng ngay lập tức để tránh nhiễm trùng cho vết thương.

  • Tiêm phòng uốn ván

Hãy đi tiêm phòng uốn ván nếu như bạn chưa tiêm mũi nào trong năm năm vừa qua và vết thương của bạn ở tình trạng sâu / bẩn.

Theo dõi- chăm sóc vết thương ngoài da

Chăm sóc vết thương xây xát da
Chăm sóc vết thương xây xát da

Vết thương cần được theo dõi hàng ngày cùng các dấu hiệu bất thường để phát hiện ra sớm nhất những dấu hiệu khi bị nhiễm trùng.

Thông thường thì những vết cắt nhẹ và vết trầy xước sẽ có thể tự lành trong vòng 7 – 10 ngày. Khi vết cắt / vết trầy của bạn được lành lại, một lớp vảy sẽ được hình thành. Trong lúc đó bạn hãy cố gắng để nó tự lành và không được cố gắng để gỡ ra.

Cách chăm sóc vết thương ngoài da: hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ một trong những dấu hiệu nhiễm trùng dưới đây. Dấu hiệu nhiễm trùng của vết thương bao gồm:

  • Bệnh nhân bị sốt
  • Vết thương bị đỏ- sưng- ấm / gia tăng cảm giác đau ở xung quanh vết thương
  • Có mủ chảy ra từ vết cắt hoặc cạo
  • Có các quầng đỏ ở trên da vùng xung quanh vết thương

Với những vết thương bị đâm xuyên thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với những vết thương thông thường.

Chế độ sinh hoạt phù hợp 

Cách chăm sóc vết thương ngoài da để mau lành bạn nên chú ý tới quá trình sinh hoạt cũng như chế độ ăn để hỗ trợ cho vết thương nhanh lành hơn.

  • Điều trị vết thương càng sớm càng tốt để giảm đi nguy cơ sẹo.
  • Đảm bảo phải giữ sạch vết thương.
  • Vận động nhẹ nhàng, không nên quá mạnh
  • Tránh cậy / chọc vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang trong quá trình đang lành.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin từ hoa quả tươi hay các loại thịt, cá, hải sản… Trong thời gian vết thương lành nên hạn chế sử dụng thực phẩm như: đồ nếp, ra muống, thịt gà, thịt bò, … để hạn chế sẹo xấu hay sẹo thâm để lại cho vết thương sau khi lành lại. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm 1 số loại kem bôi để hạn chế để lại sẹo xấu và hỗ trợ cho vết thương nhanh lành lại.

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *