Mách mẹ bí quyết chăm sóc vết mổ bị chảy mủ

Vết mổ bị chảy mủ là một biến chứng mà không ai mong muốn trong quá trình phẫu thuật. Việc gặp sự cố khiến da bị trầy xước hayc nặng hơn là khiến cho vết thương bị chảy mủ hay nhiễm trùng là điều khó tránh khỏi. Lúc này, việc quan trọng là cần xử trí vết mổ bị chảy mủ kịp thời và đúng cách, không để tình trạng nặng hơn diễn ra. Dưới đây là một số bí quyết, cách thức chúng ta chăm sóc vết mổ bị chảy mổ sao cho hiệu quả nhất.

Vết mổ chảy mủ xảy ra như thế nào?

Khi da chưa bị tổn thương, bề mặt bên ngoài của da được bảo vệ bởi một lớp acid mỏng do tuyến bã nhờn tiết ra thường xuyên. Lớp màng này có tác dụng điều chỉnh độ PH, nuôi dưỡng những hệ sinh vật có lợi trên da. Mặt khác, còn có tác dụng ngăn chặn mọi mầm bệnh tấn công vào trong cơ thể. Khi da xuất hiện bất kỳ vết rách hay trầy xước nào, cấu trúc vốn có của da sẽ ngay lập tức bị phá vỡ và các yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm nhập, tấn công (đặc biệt là vi khuẩn). Bởi vậy nếu bất cẩn, vết thương/vết mổ sẽ bị nhiễm trùng trong đó mức độ nhẹ là: tiết ra chất dịch dạng lỏng/ trong suốt thì chỉ đó là phản ứng bình thườn. Với trường hợp có hiện tượng chảy dịch màu vàng/ trắng đục thì tình trạng đã nhiễm trùng nặng hơn: vết mổ bị chảy mủ và cần can thiệp nhanh nhất.

Vi sao vết mổ bị chảy mủ

Vết mổ bị chảy mủ là biến chứng không mong muốn đối với người bệnh.

Tình trạng vết mổ bị chảy mổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Nguyên nhân trực tiếp: sau tai nạn, sau quá trình mổ sinh con do phần da bị rách và trong quá trình vệ sinh vết thương/ vết mổ không đảm bảo nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào, loại vi khuẩn gây nên nhiễm trùng hay chảy mủ là một chủng có tên là “tụ cầu”. Dụng cụ phục vụ cho việc xử lý vết mổ có thể chưa được khử trùng sạch sẽ hoặc trong quá trình sơ cứu dị vật bị sót lại,… Đa số, hiện tượng sưng tấy hoặc vết thương khó liền, mưng mủ là dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
  • Nguyên nhân gián tiếp:

– Thứ nhất: do cơ địa của người bệnh có thể dễ bị dị ứng hay mẫn cảm với các thiết bị y tế như băng gạc, chỉ khâu hay băng dùng trong phẫu thuật. Tuy nhiên dây là một nguyên nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể loại trừ đây là khả năng gây ra vết mổ bị chảy mủ.

– Thứ hai: hệ miễn dịch người mổ kém là yếu tố góp phần cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, đa số người bệnh có tiền sử bệnh liên mà quan tới các cơ quan nội tạng như: tim, gan, phổi…,nếu nhiễm HIV thì vết thương sẽ khó lành hơn người có sức khỏe bình thường.

  • Triệu chứng khi vết mổ bị chảy mủ: đây à phản ứng của hệ miễn dịch khi bị kích thích, thông thường bệnh nhân sẽ có biểu hiện như: đau nhiều thậm chí sốt cao >38,5 độ C, vết mổ sưng nề và bị tấy đỏ hay mưng mủ / chảy mủ, dịch thường có màu xanh, vàng, đục,… kèm theo đó là mùi hôi thối.

Vết mổ chảy mủ có nguy hiểm không ?

Vết mổ bị chảy mủ là dấu hiệu của sự nhiễm trùng cần phải xử lý kịp thời không sẽ ảnh hường đến người bệnh.

Tại vị trí chảy mủ đau là cảm giác không thể tránh khỏi, bình thường tình trạng sưng và đau đỉnh điểm sẽ kéo dài đến ngày thứ hai sau đó giảm dần vào những ngày tiếp theo. Nếu trong trường hợp, triệu chứng trên kéo dài và có thêm nhiều biểu hiện khác thường thì mức độ nhiễm trùng đã nặng hơn lúc đầu. Vì thế, cần phải xử lý sớm để giảm đau đớn và vết thương nhanh lành cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng máu: nhiễm trùng lan rộng ra, thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập nhanh hơn, sâu hơn vào máu và lúc này bệnh nhân sẽ bị số cao. Biến chứng nguy hiểm này còn có thể gây ra nguy cơ suy đa tạng, ít nhất hai tạng trở lên và sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Bị viêm mô tế bào: nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiễm trùng đã tiến sâu vào các tổ chức dưới da gây nên tình trạng đau đớn/ chóng mặt và buồn nôn cho người bệnh.

  • Tủy xương bị viêm: khi vết mổ bị chảy mủ tức là nhiễm trùng nặng sẽ ảnh hưởng về sự lưu thông của máu bên trong xương làm cho xương có thể bị tổn thương và các nhiễm trùng ở các khớp lân cận. Biến chứng này cũng chính là tiền đề khởi phát cho bệnh ung thư da.

Cách sơ cứu vết mổ bị chảy mủ

  • Cách sơ cứu tức thời: tùy vào mức độ của vết thương mà  sẽ có cách sơ cứu khác nhau. Trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây mưng mủ là bởi hệ miễn dịch kém hay do dị vật gây ra cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra/ theo dõi bởi các bác sĩ . Với vết thương bị chảy mủ bình thường chỉ cần chú ý sát khuẩn như sau:

– Bước 1: dùng xà phòng sau để vệ sinh tay sạch sẽ tiếp đó tiến hành mở miệng vết thương và sử dụng dung dịch nacl (nước muối sinh lý) để rửa bên ngoài, loại bỏ mủ.

– Bước 2: sử dụng thuốc mỡ chứa thành phần là kháng sinh/ uống thuốc kháng sinh theo như bác sĩ kê đơn.

– Bước 3: Với vết mổ bị chảy mủ nhẹ nên dùng băng nhẹ để tạo lớp bảo vệ tự nhiên khỏi vi khuẩn, nếu vết thương lớn hơn cần dùng đến băng/ gạc y tế để băng lại vết thương.

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *