Lý do nào gây lở loét bàn chân do đái tháo đường

Lở loét bàn chân do đái tháo đường là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Theo một số thống kê, lở loét bàn chân do đái tháo đường xảy ra ở 15% bệnh nhân tiểu đường. Nguy cơ bị cắt cụt chi dưới tăng > 8 lần ở những bệnh nhân này khi phát triển vết loét. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới cắt cụt chân không phải do chấn thương. Loét bàn chân xảy ra cả týp 1 và týp 2 của bệnh nhân đái tháo đường. Tìm hiểu lý do nào gây lở loét bàn chân do đái đường qua những thông tin dưới đây.

Triệu chứng lở loét bàn chân dó đái tháo đường

Lở loét bàn chân do đái tháo đường là biến chứng xảy ra hếu hết ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Một trong những dấu hiệu dễ phát hiện nhất của lở loét bàn chân do đái tháo đường là chảy nước từ bàn chân làm bẩn tất và mùi khó chịu ( hôi, thối). Chân bị sưng cũng là dấu hiệu ban đầu phổ biến của vết loét bàn chân.
  • Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của vết loét chân nghiêm trọng là các mô đen bao quanh vết loét. Nguyên nhân là do máu không lưu thông đến được các khu vực xung quanh vết loét.
  • Triệu chứng lở loét bàn chân dó đái tháo đường không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhiều khi sẽ không xuất hiện các triệu chứng lở loét rõ ràng cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng. Người bệnh cần đi khám định kì hoặc theo dõi thường xuyên tại nhà nếu phát hiện sự đổi màu da, đặc biệt là các mô đã chuyển sang màu: đen hay cảm thấy bất kỳ dấu hiệu đau đớn xung quanh một khu vực da xuất hiện vết chai.

Vì sao gây lở loét bản chân do đái tháo đường?

  • Nồng độ đường trong máu cao sẽ  gây bệnh động mạch ngoại biên:

Bệnh tiểu đường chính là một bệnh chuyển hóa sẽ làm tăng nồng độ glucose trong máu. Khi nồng độ đường huyết tăng cao làm thu hẹp các mạch máu và cứng động mạch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây bệnh xơ vữa động mạch làm giảm cung cấp máu và oxy cần thiết cho chân. Giảm khả năng miễn dịch nếu như oxy và máu đến chân kém đồng thời làm giảm khả năng cơ thể tự chữa lành. Nếu không được chữa trị kịp thời thì xơ vữa động mạch có thể dẫn đế tình trạng cắt cụt chi.

  • Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

– Khi lượng đường trong máu không kiểm soát được thì có thể dẫn đến những tổn thương thần kinh với những người mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này mất cảm giác (bao gồm cảm thấy đau).

– Lúc đầu, bệnh nhân xuất hiện những cảm giác ở bàn chân như: nóng ran/ bỏng rát….  Một thời gian sau, người bệnh sẽ xuất hiện những cảm giác tê, đau và dần dần giảm / mất cảm giác ở bàn chân nên sẽ không chú ý đến các vết thương/ vết cắt ở bàn chân khi chúng xuất hiện.

– Tình trạng trên kéo dài gây nên viêm nhiễm/ lở loét- đây là nguyên nhân chính dẫn đến cắt cụt chi của bệnh nhân tiểu đường. Bởi thế, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra giày và bàn chân thường xuyên để phát hiện những triệu chứng sớm nhất.

  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch:

Một trong những vai trò chủ đạo của hệ thống miễn dịch trong cơ thể là loại bỏ các mô chết và tái tạo các tế bào da mới.

Bệnh tiểu đường sẽ làm chậm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ảnh hưởng nhiều đến khả năng gửi các tế bào bạch cầu của cơ thể để chống lại những vi khuẩn gây bệnh lở loét bàn chân do đái tháo đường.

Các yếu tố tăng nguy cơ gây lở loét bàn chân do đái tháo đường.

Đa số những người mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị lở loét chân. Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ loét chân:

  • Sử dụng giày kém chất lượng, thường xuyên bị ẩm mố/ bẩn.
  • Không vệ sinh/ vệ sinh kém bàn chân.
  • Cắt tỉa móng chân không đúng cách ( quá sâu gây tổn thương).
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá.
  • Biến chứng mắt do tiểu đường
  • Bệnh tim/ thận
  • Thừa cân/ béo phì.

Chăm sóc vết lở loét bàn chân do đái tháo đường 

Lở loét bàn chân do đái tháo đường cần được chăm sóc và phát hiện kịp thời điều trị.

Đối với các vết thương/ vết loét, cần chăm sóc cẩn thận gồm 3 bước sau:

  • Làm sạch sơ bộ: rửa bàn chân/ vết loét sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hay nước ấm. Bước làm này quan trọng sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn hay mảnh vụn da chết ở vết loét. Nếu thấy bề mặt vết loét bị bao phủ bởi lớp mô hoại tử cứng, cần cạy/ cắt bỏ để việc chăm sóc bên trong thuận tiện hơn.
  • Sát trùng vết loét: Sử dụng dung dịch khuẩn phù hợp để làm sạch vết thương( theo chỉ định của bác sĩ) . Sau đó, bạn dùng nhíp đã khử trùng để loại bỏ các dị vật (nếu có). Không nên sử dụng cồn / povidone iod vì sẽ gây đau, xót và gây tổn thương khiến vết thương/ vết loét lâu lành.
  • Băng vết loét: vết loét/ vết thương cần được băng cẩn thận sau khi đã vệ sinh, với môi trường ngoài nên hạn chế tiếp xúc. Hãy nên chọn băng hydrocolloid hoặc gạc mỡ để giúp vết thương lành nhanh.

Mỗi ngày bạn cần thay băng 2 lần vào sáng, tối hay 4-6h/ lần hay khi thấy băng bẩn / ướt. Mỗi lần thay băng cần lặp lại các bước vệ sinh như trên.

Phòng chống lở loét bàn chân do đái tháo đường.

Hãy lựa chế độ ăn uống kho học và tập luyện thể thao thường xuyên.
  • Kiểm tra bàn chân thường xuyên:  người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện sớm nhất những vết cắt/ mụn nước, vết chai/ đốm đỏ, vết sưng và các bất thường khác. Cắt móng chân nhưng không nên cắt quá sát, quá sâu.
  • Bảo vệ bàn chân của bạn khỏi bị nhiễm trùng.

Rửa chân mỗi ngày là một việc quan trọng trong thói quen chăm sóc bàn chân cửa bệnh nhân tiểu đường. Nên rửa chân trong nước ấm sau khi khô hãy thoa kem dưỡng ẩm (nếu da khô).

Giữa các ngón chân không thó kem dưỡng ẩm, vì thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Thường xuyên đi tất  và giày, ngay cả khi chỉ ở trong nhà, thường xuyên thay tất/ lót giày để đảm bảo vệ sinh.

  • Kiểm soát đường trong máu ổn định.

 Lượng đường trong máu và huyết áp, cholesterol cần kiểm tra thường xuyên để có thể ngăn ngừa hầu hết các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá và rượu bia.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *