Thay băng vết thương nhiễm trùng cần chú ý điều gì

Thay băng vết thương nhiễm trùng cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình kỹ thuật, bởi vì vết thương khi đã bị nhiễm trùng sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra những nguy cơ tử vong đối với cả các vết thương bình thường và vết mổ.

Các nguyên nhân khiến vết thương bị nhiễm trùng

Thay băng vết thương nhiễm trùng
Thay băng vết thương nhiễm trùng sẽ cần chú ý hơn so với những vết thương sạch- thường

Một số yếu tố có thể gây nhiễm trùng vết mổ/ vết  thương bao gồm cả vết thương dơ- bẩn / có dị vật ở bên trong, hay là những vết thương bị thiếu dinh dưỡng (thiếu máu nuôi lưu thông tới vết thương), tiền căn bệnh lý, loại vết mổ,cuộc mổ kéo dài…

Một số yếu tố khác của bệnh nhân như là: tuổi tác, bệnh ác tính, suy dinh dưỡng, bệnh chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, phẫu thuật khẩn cấp, lây nhiễm từ vùng khác, và thời gian nằm viện dài trước khi phẫu thuật được xem là một trong những nguy cơ cao gây nên nhiễm trùng vết mổ, vết thương

Cùng với đó còn có những nguy cơ nhiễm trùng khác như là:

  • Bênh nhân mắc bệnh lý nền như: đái tháo đường, ung thư,béo phì, gan, tim…
  • Vết mổ vùng ổ bụng
  • Thời gian mổ kéo dài quá 2h
  • Chấn thương bị lặp đi lặp lại
  • Bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc hay sử dụng các chất kích thích.

Dấu hiệu nhận biết vết thương nhiễm trùng

Khi bị vết thương, một trong những dấu hiệu sau cho thấy bạn đang có nguy cơ nhiễm trùng vết thương:

  • Vết thương có dấu hiệu bị đỏ -sưng-  nóng, đau rát…,cảm giác đau tăng lên dần chứ sẽ không giảm bớt theo thời gian.
  • Mủ hoặc máu chảy ra từ vết thương
  • Vết thương xuất hiện mùi hôi….
  • Bệnh nhân sốt cao

 Thay băng vết thương nhiễm trùng

Thay băng vết thương nhiễm trùng ngay khi thấy băng bị ướt/ bẩn, 2-3 lần/ ngày

Với vết thương nhiễm trùng (vết thương bẩn) thì quá trình thay băng/ rửa vết thương sẽ khác so với các vết thương khác. Thay băng vết thương nhiễm trùng cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo sự an toàn cũng như quá trình lành thương cho bệnh nhân

  • Rửa sạch vết thương: khi bị nhiễm trùng vết thương bạn nên thường xuyên rửa vết thương với nước muối sinh lý /dung  dịch sát khuẩn như betadine, povidone… (có thể rửa vết thương cùng với xà phòng nhưng hãy chú ý nên chọn loại nhẹ nhàng, không gây kích ứng trên da khi sử dụng). Khi rửa bạn có thể cắt mở một phần của vết thương để rửa sạch dễ dàng hơn.
  • Loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử: trong khi xử lý vết thương /thay băng vết thương nhiễm trùng thì việc loại bỏ đi những phần hoại tử của vết thương là một trong những khâu rất quan trọng. Loại bỏ đi dịch mủ – vi khuẩn -mô hoại tử chính là loại bỏ đi những nguyên nhân gây nên nhiễm trùng, hạn chế để tình trạng nhiễm trùng lan rộng ra. Phương pháp có thể thực hiện bằng các thủ thuật cắt bỏ đi các phần hoại tử (có thể bằng phẫu thuật nếu vết như phần hoại tử đã quá lớn và sâu).
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: trong quá trình điều trị vết thương nhiễm trùng có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh dưới dạng gel bôi trực tiếp lên trên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân như viên uống nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương trở nặng (theo chỉ định của bác sĩ).
  • Băng vết thương:
    • Hãy để cho bệnh nhân nằm. ngồi ở tư thế thuận lợi hoặc hướng dẫn cho bệnh nhân nằm lên bàn để tiến hành thay băng, sao cho việc thay băng vết thương nhiễm trùng diễn ra thuận lợi nhất.
    • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, mang găng, đặt gối kê tay khi vết thương ở dưới chi, trải nilon ở xuống phía dưới vết thương, sao cho bộc lộ vết thương rõ nhất.
    • Cởi bỏ lớp băng cũ: tháo từ từ, nhẹ nhàng tránh làm đau đớn cho bệnh nhân hay làm cho vết thương thêm chảy máu. Nếu thấy phần dịch, máu thấm vào làm ướt băng, hãy dùng nước muối sinh lý thấm ướt để rửa vết thương cho ẩm rồi sau đó mới tiến hành tháo băng.
    • Loại bỏ gạc cũ trên bề mặt vết thương ra, bỏ riêng vào túi đựng đồ bẩn.
    • Nên thường xuyên quan sát, đánh giá tình trạng vết thương của bệnh nhân
    • Quá trình thay băng vết thương nhiễm trùng nên thực hiện từ 2-3 lần/ ngày, không nên để lại quá lâu vì sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương. Khi đã chăm sóc với các công đoạn như trên nhưng thấy vết thương không có dấu hiệu đỡ, thay đổi thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều tị bởi các bác sĩ chuyên môn.

Lưu ý khi thay băng vết thương nhiễm trùng 

Vết thương nhiễm trùng cần sự chăm sóc cẩn thận và thời gian lâu hơn
  • Vết thương bị nhiễm trùng bao lâu thì lành?

Tùy thuộc vào mức độ cũng như vị trí vết thương nhiễm trùng mà thời gian phục hồi của tổn thương sẽ là khác nhau. Nếu như được phát hiện và xử lý đúng cách, các vết thương sẽ nhanh chóng khô lại và bắt đầu lên da non sau đó khoảng vài ngày. Với những vết thương nặng thì cần thời gian để chăm sóc lâu hơn.

  • Khi vết thương nhiễm trùng có cần ăn gì kiêng gì?

Bên cạnh việc chăm sóc/ thay băng vết thương nhiễm trùng hàng ngày thì xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành thương cho bệnh nhân. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn- kiêng ăn khi bị nhiễm trùng.

– Thực phẩm nên ăn

Hãy bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, protein,  vitamin, khoáng chất. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh và phục hồi sau tổn thương nhanh hơn.

– Thực phẩm kiêng ăn

Một số loại thực phẩm sẽ làm cho vết thương thêm sưng nề, mưng mủ như: rau muống, đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò sẽ dễ hình thành sẹo thâm hơn. Do vậy, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm này để giúp quá trình phục hồi tổn thương thuận lợi.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *