Phân loại băng gạc vết thương hở

Băng gạc vết thương hở là việc cần thiết khi xảy ra vết thương hở với tất cả mọi người. Nếu tình trạng vết thương nhỏ thì có thể tự chữa trị tại nhà. Việc chăm sóc vết thương khiến nhiều người mắc phải những sai lầm không đáng có . Băng gạc vết thương sử dụng như thế nào cho đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn, khiến vết thương nhanh lành hơn – bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Khi nào cần băng gạc vết thương hở?

Việc giữ vết thương hở luôn sạch sẽ là điều kiện kiên quyết để đảm bảo việc vết thương mau lành. Sử dụng băng gạc chính là cách hiệu quả để bảo vệ vết thương hở tránh khỏi các tác động bên ngoài. Tuy vậy, câu hỏi khi nào cần băng bó vết thương hở thì sẽ khó có câu trả lời nào là chính xác bởi điều đó phụ thuộc nhiều vào tình trạng vết thương mà bạn đang gặp phải. Trường hợp cần thiết chúng ta nên sử dụng sản phẩm chăm sóc vết thương và băng gạc vết thương hở để giúp vết thương hồi phục nhanh hơn. Trường hợp vết thương hở cần được băng bó:

  • Vết thương ở vị trí thường xuyên bị bẩn

Mộ số bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác như: chân, tay sẽ có khả năng nhiễm bẩn cao nhất. Những bụi bẩn từ trong môi trường sẽ thường mang theo nhiều mầm bệnh tiềm ẩn khó lường. Khi những mầm bệnh này xâm nhập qua vị trí tổn thương đi vào cơ thể chúng ta sẽ gây bệnh. Vì vậy chúng ta cần che chắn vết thương một cách cẩn thận tránh khỏi những tác nhân từ bên ngoài. Ki đố, băng  gạc vết thương ( kín hay hở) là một sự lựa chọn  cần thiết và hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng một số đồ vệ sinh khác như: găng tay, khẩu trang , bộ bảo hộ hay giày để hạn chế chất bẩn tiếp xúc với vết thương.

Vệ sinh các vết thương hàng ngày bằng dung dịch chuyện dụng
  • Vết thương tiếp xúc với quần áo 

Ở một số vị trí da tiếp xúc  trực tiếp với quần áo có thể xảy ra tình trạng bị cọ xát. Quá trình vận động, giữa quần áo và vết thương sẽ sinh ra mực ma sát. Chính sự ma sát này làm bào mòn vùng da đã tổn thương trước đó. Chính những điều đó khiến vết thương bị đau hơn, diện tích mở rộng hơn nếu tình trạng đó xảy ra thường xuyên. Việc băng bó bằng các loại băng gạc chuyên dụng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ma sát và giúp vết thương hồi phục tự nhiên.

  • Vết thương nằm ở vị trí thường xuyên phải hoạt động

Những vết thương  nằm ở vị trí thường xuyên tiếp xúc trong quá trình sinh hoạt , vận động , làm việc như bàn tay thường lành lâu các vị trí khác. Việc băng bó giúp hạn chế những va chạm vô ý có ảnh hưởng đến vết thương.

  • Vết thương chưa lành (đóng vảy)

Đóng vảy trên vết thương chính là một rào cản tự nhiên để đối phó với các yếu tố bên ngoài. Giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, tạo màng bảo vệ và giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Nhưng, vảy có thể cản trở sự hình thành các tế bào mới, quá trình hồi phục diễn ra chậm và làm tăng khả năng hình thành các vết sẹo. Khi thấy vảy cứng hoàn toàn, nhưng vết thương bên trong thực ra vẫn chưa lành hẳn. Ở giai đoạn này thường gây ngứa ( nên da non) nhưng tuyệt đối không nên gãi tránh bị tổn thương thêm. Nếu quấn băng chặt lúc này có thể gây ra cọ xát khiến tổn thương quay trở lại. Vết thương dễ bị nhiễm trùng và thời gian lành sẽ bị kéo dài hơn lúc ban đầu. Vậy nên chỉ nên băng vết thương ở thời kì chưa đóng vảy.

Các bước băng gạc vết thương hở đúng cách 

Sử dụng các băng gạc vết thương hở để bảo vệ trước sự nhiễm trùng

1. Cách băng vết thương hở 

Tùy thuộc vào vị trí vết thương trên cơ thể sẽ có các cách băng khác nhau. Các bước cơ bản cần có:

  • Bước 1: Tay phải được rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn và sử dung găng tay y tế
  • Bước 2: Sát trùng và làm sạch vết thương và có thể dùng kem bôi kháng sinh nếu cần thiết.
  • Bước 3: Sử dụng một miếng gạc/ vải sạch đủ che hết miệng vết thương.
  • Bước 4: Quấn băng hoặc dùng băng dính để cố định miếng gạc.

Hãy nhớ không quấn băng quá chặt và dày vì có thể gây cảm giác khó chịu và cản trở lưu thông máu . Trường hợp vết thương nằm ở tay hoặc chân, hãy xem xét khả năng lưu thông máu bằng cách quan sát ngón tay/ ngón chân luôn ấm và hồng. Vết thương trở nên lạnh hoặc chuyển màu xanh, thì đó là việc bạn đang quấn quá chặt, hãy nới lỏng ra nhé!

Đặc biệt, để vết thương không nhiễm trùng nên sử dụng các loại băng gạc vết thương hở vô trùng. Trong trường hợp khẩn cấp như cần cầm máu cho các vết thương sâu có thể tận dụng sử dụng mọi thứ như: khăn quàng cổ, khăn trải giường, áo phông, tất chân, thậm chí cả thắt lưng…Đảm bảo không sử dụng các băng gạc có chứa những chất khử trùng hay có chất kháng sinh.

Cách thay băng gạc vết thương hở 

Thay băng gạc vết thương khi băng bị bẩn/ ướt, hàng ngày cũng cần thay băng mới để đảm bảo vệ sinh. Thay băng gạc vết thương hở gồm 5 bước:

  •  Nới lỏng băng từ từ
  •  Tháo băng cũ/ bẩn nhẹ nhàng để trong gọn trong túi riêng .
  •  Vệ sinh vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng ( nếu cần)
  •  Phủ một miếng băng sạch và dùng băng y tế để cố định.
  •  Bông băng đã dùng rồi cho vào túi riêng vứt bỏ đúng nơi quy định.

 Lưu ý trong trong chăm sóc vết thương 

  • Lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn
  •  Giữ ẩm vết thương
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm để lại thâm và sẹo như: thịt bò, rau muống…

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *