Lưu ý cần nhớ trong việc chăm sóc vết loét ép cho người bệnh

Chăm sóc vết loét ép được xem là một trong những việc quan trọng nhất của người bệnh nằm liệt, người không thể / khó vận động. Bởi vì không di chuyển nhiều, dinh dưỡng kém khiến vết loét lành rất khó. Chăm sóc vết loét ép cho bệnh nhân nên thay đổi vị trí thường xuyên, hàng ngày vệ sinh vết loét, loại bỏ vùng da hoại tử.

Cách chăm sóc vết loét ép

Chăm sóc vết loét ép ở người già/nằm kiệt/ không vận động cần nhiều thời gian từ người nhà.
  • Giảm tác động lên vết loét ép: việc vết loét được giảm tác động là sự giảm áp lực và ma sát mạnh lên những vùng da tổn thương. Các bước thực hiện như sau:

– Thay đổi vị trí nằm của người bệnh càng thường xuyên càng tốt:

Nếu bệnh nhân bị đau bởi sự chèn ép của các mô lên vùng bị tổn thương thì hãy thường xuyên xoay / thay đổi vị trí nằm và ngồi. Số lần thay đổi vị trí tùy vào điều kiện và tình trạng bệnh của mỗi người như là:  tình trạng / số lượng vết loét ép đang có, loại giường / đệm đang nằm. Với những người sử dụng xe lăn, nên thay đổi vị trí ngồi 15 phút / lần là tốt nhất (nếu không thể, tối đa 1h/ lần). Đối với những người loét ép do nằm giường, thì 2h/lần thay đổi vị trí nằm.

Sử dụng thêm đệm, giường hỗ trợ cho người loét ép: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đệm / giường có thể thay đổi vị trí, hỗ trợ cho việc chăm sóc vết loét ép tích cực (đang nằm chuyển sang ngồi hoặc ngược lại).

-Vệ sinh, lau rửa và băng bó vết loét ép hàng ngày: tần suất chăm sóc vết loét ép phụ thuộc nhiều vào độ sâu của vết thương. Vết thương có nặng đến đâu cũng cần thực hiện những bước vệ sinh sau đây:

Làm sạch vết loét. Lau/ rửa vết loét bằng nước sạch/ nước muối sinh lý mỗi lần thay băng. Vùng mô bị loét thì sử dụng dung dịch sát khuẩn lau nhiều lần trong ngày (dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ dịch rỉ viêm từ vùng loét ép, tiêu diệt vi sinh vật có hại).

Băng bó vết loét: khi băng bó sẽ giúp hút sạch dịch rỉ viêm đồng thời ngăn ngừa sự tiếp xúc của vi khuẩn có hại với vết loét (bông băng cần vô trùng và sạch). Việc thay băng cần thực hiện thường xuyên, nếu để lâu thì bông băng là môi trường rất tốt cho những vi sinh vật xâm nhập sâu vào vết thương.

Loại bỏ các mô loét ép hoại tử: Để vết loét éo chữa lành đúng cách cần loại bỏ các mô da hoại tử, da chết / bị nhiễm trùng. Việc loại bỏ mô loét ép này cần được tiến hành bằng một số phương pháp như: dùng chất sát khuẩn rửa nhẹ nhàng và lau mô hoại tử.

  • Chăm sóc cho vết loét ép nặng.

Thuốc giảm đau: Cảm giác đau đớn dai dẳng là triệu chứng mà người bệnh loét ép chịu đựng hàng ngày. Việc này ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân cũng như người nhà rất nhiều. Vì thế các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen / naproxen để giảm bớt cảm giác đau cho bệnh nhân.

– Thuốc kháng sinh. Các vết loét ép nặng khi bị nhiễm trùng/ bội nhiễm không phù hợp với các can thiệp khác thì có thể được kê sử dụng kháng sinh tại chỗ / uống.

– Bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng.: bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ thúc đẩy các mô da tái tạo nhanh, lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Kéo theo là hệ miễn dịch tại vùng loét ép được tăng cường để chống lại vi sinh vật.

  • Phẫu thuật

Với một vết loét ép lớn khi không thể chữa lành có thể cần xử lý bằng phẫu thuật. Có thể sử dụng một miếng đệm của cơ/ da hay mô khác của bệnh nhân che vết loét ép bởi vi phát triển quá rộng. Phương pháp xử lý này chi phí khá cao và hiệu quả sẽ cần nghiên cứu nhiều hơn.

Vì sao chăm sóc vết loét ép khó chăm sóc

Chăm sóc vết loét ép nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm
  • Chăm sóc vết loét ép là một trong những công việc vất vả, cần sự kiên trì từ người nhà bệnh nhân. Vết loét rất dễ hình thành và khi đã hình thành thì lại khó lành thêm vào đó là dịch tiết ra từ vết loét rất hôi/ thối và khó chịu.
  • Chăm sóc vết loét ép rất khó là có nguyên nhân rất rõ ràng bởi người có nguy cơ mắc loét ép là người lớn tuổi thường không thể tự mình di chuyển. Ngay cả việc thay đổi vị trí như: nằm / ngồi cũng không thể làm được. Khi đã hình thành vết loét ép, lại tiếp tục bị tỳ đè càng trở nên trầm trọng.
  • Vết loét ép thường ở xuất hiện tại vị trí có xương nhô ra như: bả vai, xương cụt, xương hông, mắt cá chân, đầu gối. Đây là những vị trí khó chăm sóc, dễ bị tỳ đè.
  • Lý dó khiến việc chăm sóc vết loét ép trở nên khó khăn:

– Một số bệnh nhân sẽ không còn khả năng cảm nhận đau. Như là chấn thương tủy sống/ rối loạn thần kinh ngoại biên, sống thực vật ,hôn mê cùng các tình trạng khác. Khi bệnh nhân không cảm nhận được đau đớn, họ có thể không thể phát hiện được những vết loét ép trên cơ thể mình đang mang. Vì thế mà vết loét càng trở nặng nhưng không được xử lý, chữa trị kịp thời.

Người bệnh dù có cảm thấy đau nhưng không thể tự mình di chuyển vị trí: Người nằm liệt hay người có sức khỏe kém, bị chấn thương cột sống vẫn cảm nhận được đau. Nhưng vấn đề ở đây họ gặp phải chính là không thể tự mình di chuyển được mà cần sự hỗ trợ từ người nhà nhưng không thể có mặt ở nhà 24/24 với họ. Khi nằm quá lâu nhưng không thể xoay người, vết loét ép dễ được hình thành.

Vị trí loét ép thiếu chất dinh dưỡng để tái tạo: muốn mau lành vết loét, người bệnh cần được cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tái tạo. Bởi vì vị trí loét ép thường bị các mô khác tỳ đè, máu nuôi dưỡng rất khó thể tiếp cận. Quá trình lành vết loét diễn ra chậm chạp và tốn nhiều thời gian.

Dịch rỉ viêm tại vùng loét thu hút sự xâm nhập vi khuẩn/ virus: đây chính là lý do tại sao vết loét ép có tỷ lệ bội nhiễm rất cao. Khi dịch rỉ viêm tiết ra do tăng tính thấm thành mạch sẽ thu hút sự bám dính cao của vi sinh vật có hại và đây là môi trường phát triển thuận lợi cho những vi sinh vật yếm khí phát triển mạn mẽ. Vùng loét từ đó càng trở nên sâu / hoại tử nhiều hơn và nguy cơ nhiễm trùng máu tăng cao.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *