Lưu tâm quan trọng khi xử lý vết thương lên mủ

Vết thương lên mủ là dấu hiệu cho thấy việc xử lý chăm sóc vết thương không tốt và có nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, việc cần thiết là cần xử lý vết thương đúng cách và nhanh chóng, tránh hạn chế tình trạng tăng nặng thêm . Dưới đây là những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và xử lý khi vết thương lên mủ.

Vết thương lên mủ như thế nào?

Vết thương lên mủ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy vết thương bị nhiễm trùng.

 

Khi bên ngoài bề mặt của da chưa bị tổn thương, sẽ được bảo vệ bởi “lớp acid” mỏng bởi tuyến bã nhờn tiết ra thường xuyên. Tác dụng của lớp màng này là nuôi dưỡng hệ sinh vật có lợi trên da,  điều chỉnh độ pH. Ngoài ra, hệ sinh vật đó còn có khả năng ngăn chặn tất cả mầm bệnh tấn công vào cơ thể. Vì thế, trong điều kiện bình thường, nếu không có sự tổn thương nào xuất hiện sẽ không xảy ra phản ứng viêm trên da.

Cơ thể con người vốn là một thể thống nhất và da chính là lớp bảo vệ, phòng thủ đầu tiên. Khi đã xuất hiện bất kỳ vết rách/ trầy xước nào, cấu trúc bình thường của da sẽ lập tức bị phá vỡ và các yếu tố bên ngoài đặc biệt là vi khuẩn dễ dàng xâm nhập/ tấn công. Bởi vậy nếu bất cẩn, vết thương sẽ bị nhiễm trùng, mức độ nhẹ là tiết ra chất dịch trong suốt dạng lỏng – là phản ứng bình thường, trường hợp hiện tượng chảy dịch có màu vàng / trắng đục thì tình trạng đã nhiễm trùng nặng hơn-  vết thương lên mủ.

VÌ sao vết thương lên mủ

  • Nguyên nhân trực tiếp :

Sau tai nạn, da bị rách, do vết mổ, hay trong quá trình vệ sinh vết thương không được đảm bảo nên đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập , đặc biệt loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng/ chảy mủ là một chủng có tên là “tụ cầu”. Cụ thể như: dụng cụ phục vụ cho việc xử lý vết thương có thể không đảm bảo.

  • Nguyên nhân gián tiếp

– Có thể là do cơ địa của người bệnh sẽ dễ bị dị ứng , mẫn cảm với các thiết bị y tế như: băng gạc, chỉ khâu/ băng dùng trong phẫu thuật (nguyên nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng không thể loại trừ khả năng gây ra vết thương lên mủ).

– Hệ miễn dịch kém cũng là yếu tố góp phần làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, đa số những người bệnh có tiền sử bị các bệnh liên quan tới một số cơ quan nội tạng như: tim, gan, phổi,…, đặc biệt nếu nhiễm HIV , vết thương thường sẽ khó lành hơn so với người có sức khỏe bình thường.

Triệu chứng vết thương chảy mủ

Đối với vết thương chảy mủ triệu chứng chính là phản ứng của hệ miễn dịch khi bị kích thích, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như đây: đau vết thương nhiều thậm chí sốt cao, bị sưng nề và tấy đỏ, mưng mủ/ chảy mủ, dịch thường có màu vàng hay xanh, đục,… kèm theo mùi hôi thối.

Ngoài ra có một số trường hợp khác, dấu hiệu khó nhận biết nên có thể sẽ có các triệu chứng như chán ăn, trong người khó chịu hay mệt mỏi không biết lý do,…

Vết thương lên mủ có nguy hiểm không?

Đau tại vết thương lên mủ là cảm giác không thể tránh khỏi, thông thường tình trạng đỉnh điểm sưng/ đau sẽ kéo dài tới ngày thứ hai, vào ngày tiếp theo sẽ giảm dần. Ngược lại, nếu như triệu chứng trên kéo dài và có thêm nhiều biểu hiện khác thường thì mức độ nhiễm trùng đã tăng nặng hơn. Bởi vậy, cần xử lý sớm để giảm đau đớn cho bệnh nhân, vết thương nhanh lành và hạn chế được một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng máu: Khi đã lan rộng ra, vi khuẩn đã xâm nhập vào máu sâu hơn, bệnh nhân sẽ bị sốt. Có thể gây ra nguy cơ suy đa tạng khi bị nhiễm trùng máu ít nhất hai tạng trở lên, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

  • Bị viêm mô tế bào: nguyên nhân gây ra tình trạng này là bởi nhiễm trùng ăn sâu vào các tổ chức dưới da nên gây ra chóng mặt, đau đớn, buồn nôn cho người bệnh.

  • Bị viêm tủy xương: vết thương lên mủ tức đã là nhiễm trùng nặng sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông của máu bên trong xương làm cho xương có thể bị “chết” và tại các khớp ở khu vực lân cận sẽ bị nhiễm trùng. Đây là biến chứng của cơ sở khởi đẩu cho bệnh ung thư da.

Cách sơ cứu cho người có vết thương lên mủ

Cách sơ cứu tức thời:

Tùy vào mức độ của vết thương mà sẽ có các cách sẽ sơ cứu khác nhau. Trường hợp đã xác định được nguyên nhân làm vết thương lên mủ là bởi hệ miễn dịch kém / do dị vật gây ra cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ theo dõi, kiểm tra. Đối với những vết thương lên mủ bình thường thì cần chú ý các bước sát khuẩn như sau:

Vết thương lên mủ cần xử lý đúng cách,kịp thời tráng để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Bước 1: Lấy xà phòng rửa tay sạch sẽ sau đó tiến hành mở miệng vết thương, dùng dùng dung dịch NaCl (nước muối sinh lý) để rửa bên ngoài, loại bỏ mủ.

Bước 2: Sử dụng thuốc mỡ có chứa thành phần kháng sinh / uống thuốc kháng sinh theo (chỉ định của bác sĩ ).

Bước 3: Với vết thương lên mủ nhẹ nên dùng băng cá nhân tạo lớp bảo vệ tự nhiên khỏi vi khuẩn, nếu như vết thương to hơn cần sử dụng băng gạc y tế để băng lại.

Chế độ dinh dưỡng

Người đang có vết thương lên mủ cần kiêng khem một số loại thực phẩm mà trước nay khi ăn vào bị dị ứng như: nổi mề đay, ngứa, chân tay bị sưng hay khó thở,… bởi những triệu chứng này có thể làm tăng cơn đau và nhiều mủ tạo ra hơn.

Một số thực phẩm dưới đây sẽ giúp vết thương của người bệnh nhanh lành:

  • Bổ sung nhiều chất đạm bằng cách ăn thêm: thịt, trứng, cá, các loại đậu,… sẽ có tác dụng tạo ra các tế bào mới.

  • Ăn nhiều gan, những loại rau có màu xanh đậm, uống sữa… bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, rất tốt cho quá trình tái tạo máu.

  • Các loại rau củ/ quả tươi như: dưa hấu, đu đủ, cam, thanh long, rau cải, cà rốt,… giúp tăng cường sức đề kháng để có thể chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, mưng mủ.

  • Thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều kẽm và selen như: thịt gia cầm, ốc, nghêu, cá, sò, ngũ cốc,… giúp vết thương nhanh lành và chống nhiễm khuẩn cho vết thương.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *