Lời giải đáp cho câu hỏi có nên băng rốn trẻ sơ sinh hay không

Rất nhiều cha mẹ lần đầu sinh bé nên chưa thể hiểu rõ đặc điểm cuống rốn của trẻ sơ sinh nên sẽ rất dễ mắc sai lầm trong quá trình chăm sóc. Sau khi về nhà, quá trình chăm sóc cũng rất quan trọng, có nên băng rốn trẻ sơ sinh hay không, thay băng ra sao cho đúng được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Vai trò của cuống rốn với trẻ

Quy trình rụng rốn ở em bé sơ sinh.

Dây rốn với bé có vai trò rất đặc biệt bởi đây chính là sợi dây quan trọng giúp truyền oxi cũng như các chất dinh dưỡng cho các bé khi còn ở trong bụng mẹ. Đến khi bé chào đời, phần dây rốn đó sẽ được cắt bỏ nhưng không hoàn toàn mà sẽ còn một phần nhỏ, được gọi là cuống rốn.

Phần cuống rốn này sẽ dần co lại và khô. Màu sắc cũng sẽ dần thay đổi từ vàng- xanh lá cây sang đen / nâu và sẽ rụng hoàn toàn trong khoảng 7 đến 10 ngày sau khi sinh. Bởi vì thế các bậc cha mẹ không nên lo lắng,  loạn khi thấy phần cuống rốn của bé bị chuyển màu. Trong khoảng thời gian chờ cuống rốn rụng, bố mẹ nên lưu ý vệ sinh rốn cho con hàng ngày thật khô ráo, sạch sẽ, thay băng rốn trẻ sơ sinh để tránh nhiễm trùng.

Băng rốn trẻ sơ sinh – Cách vệ sinh 

Trước khi tiến hành vệ sinh rốn cho con, bố mẹ nên rửa sạch sẽ tay bằng xà phòng/ dung dịch sát khuẩn. Tốt nhất là hãy nên dùng miếng bọt biển mềm nhẹ nhàng để làm sạch khu vực này cho đến khi thấy cuống rốn rụng, bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ và nước sạch ấm để vệ sinh cho con hàng ngày. Tiếp đó cần nhanh chóng thấm khô một cách thật từ từ, nhẹ nhàng.

Băng rốn trẻ sơ sinh rất quan trọng

Một điều bố hay trẻ hay thắc mắc đó là có nên băng rốn trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời đó là :bố mẹ không nên dùng miếng nịt để kín khu vực rốn của trẻ sơ sinh lại rất có thể sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và gây ra hiện tượng bị trùng. Bác sĩ chuyên nhi khoa Ina Atutubo- công tác trung tâm y tế SDS và bệnh viện Marikina, Philippines đã cho biết: “Che kín vùng rốn của trẻ sơ sinh có thể sẽ làm cho khu vực này bị gia tăng độ ẩm, đây được xem là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển. Cùng với đó, vì vùng rốn đã bị che kín nên bố mẹ cũng sẽ không thể phát hiện được những dấu hiệu nhiễm trùng nếu có”.

Một số người lớn tuổi vẫn thường có quan niệm rằng đeo nịt cho bé sẽ giúp trẻ không bị thoát vị rốn. Tuy vậy theo Mayo Clinique thuộc trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ cho rằng, hiện tượng thoát vị rốn xảy ra với trẻ sơ sinh là điều bình thường và nó sẽ tự động mất đi khi các bé lớn lên.

Khi tiến hành vệ sinh, thay băng rốn cho trẻ sơ sinh hãy lưu ý và tuân thủ 1 số điều dưới đây để đảm bảo quá trình vệ sinh diễn ra an toàn nhất.

  • Hãy rửa sạch tay bằng nước cùng với xà phòng, bằng cồn 70 độ sát trùng lại. Nhẹ nhàng tháo băng rốn trẻ sơ sinh và gạc rốn trước đó ra khỏi da bé
  • Quan sát phần mặt cắt rốn và những vùng quanh rốn xem có dấu hiệu bị viêm đỏ, có dịch vàng, có mủ hay có chảy máu không. Chú ý để xem rốn có mùi hôi không ?
  • Dùng nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%) lau sạch rốn bằng gòn, sau đó hãy thấm khô vùng chân rốn và cuống rốn.
  • Vùng da quanh rốn sát trùng bằng cồn 70 độ.
  • Có thể để hở rốn hay chỉ cần che rốn bằng một lớp băng rốn trẻ sơ sinh vô trùng..
  • Hãy quấn tã ở vùng dưới rốn, hạn chế để cho phân/ nước tiểu hoặc bất kỳ chất gì gây bẩn lên vùng rốn.

Một số quan niệm sai lầm khi chăm sóc rốn cho bé:
– Băng rốn quá kín/ quá chặt. Nhiều người cho rằng, băng kín rốn sẽ giúp bảo vệ rốn nhưng việc làm này sẽ tạo môi trường thích hợp cho vi trùng phát triển, khiến rốn bé bị tấy đỏ hay chảy mủ…
– Tự ý bôi các chất lạ, thuốc đỏ, đắp lá, rắc hạt tiêu v.v.. lên cuống rốn cảu bé với hy vọng sẽ giữ vệ sinh cho rốn cũng như làm rốn mau lành.
– Tự ý giật / cắt bỏ cuống rốn của bé khi rốn đã gần rụng, hay chỉ còn dính một phần nhỏ của cuống rốn trên da.
– Tuyệt đối không được rắc kháng sinh / bất kỳ một chất gì khác lạ lên rốn khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Băng rốn trẻ sơ sinh, làm gì sau khi cuống rốn đã rụng?

Băng rốn trẻ sơ sinh với miếng dán chuyên dụng được sử dụng rất nhiều hiện nay

Sau khi cuống rốn của bé  đã rụng, nếu bố mẹ thấy khu vực này có một ít máu chảy thì lấy khăn sạch, thấm nhẹ lên / làm sạch bằng xà phòng và nước ấm. Hãy chú ý luôn luộn giữ cho phần rốn của bé được khô ráo, sạch sẽ, sử dụng băng rốn trẻ sơ sinh ngay cả khi rốn đã rụng

Nếu thấy mô nhỏ còn sót lại ở phần rốn của em bé, đó có thể là u hạt rốn. Hiện tượng đó không gây đau đớn hay là vấn đề nghiêm trọng gì cần lo lắng, các bác sĩ sẽ dễ dàng loại bỏ những phần u hạt rốn này đi.

 Những dấu hiệu cần lo lắng

Trong khi thay băng rốn trẻ sơ sinh nhận thấy phần rốn của con bỗng bị mềm/ sưng hay có mùi khó chịu thì đưa bé đến bệnh viện nhanh nhất, bởi vì đây có thể sẽ là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Cùng nên chú ý xem bé có bị sốt / nôn mửa hay không? Nếu như còn băn khoăn về tình trạng rốn của bé hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, hỗ trợ kip thời.

Dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện

  • Rốn có rỉ nước vàng, rốn có mủ, có mùi hôi
  • Rốn chảy máu nhiều, cầm máu khó
  • Phần da quanh rốn bị tấy đỏ, sưng nề.
  • Rốn có chồi hạt, kéo dài hiện tượng rỉ nước
  • Rốn chậm rụng sau 3 tuần vẫn không thấy hiện tượng rụng

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *