Loét tỳ đè vùng cùng cụt- nguy hiểm rình rập ở người bênh nằm lâu

Loét tỳ đè vùng cùng cụt được nhận định là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân nằm lâu do tai biến hay bại liệt. Loét tỳ đè vùng cùng cụt không chỉ gây ra những nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng ,tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tinh thần các thành viên trong gia đình.

Loét tỳ đè là gì?

Loét tỳ đè là do mạch máu bị chèn, đè ép quá lâu trên một vùng của cơ thể. Vết loét thường xuất hiện ở những vùng có xương nhô lên hoặc do khi có cọ sát vào giường hoặc ghế. Loét tỳ đè hình thành là do hoại tử thiếu máu cục bộ hay thiếu nguồn cung cấp máu của da và mô dưới da.

Vị trí loét tỳ đè thường hay gặp là vị trí tại vùng xuơng cùng cụt, gót chân, bả vai, khuỷu, sau gáy, mặt ngoài đùi ,tai… Trong đó thì 80% các vết loét xảy ra tại vùng xương cùng cụt, chỏm đầu hay gót chân.

Loét tỳ đè cùng xương cùng thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị biến chứng hay nằm lâu

 Loét tỳ đè vùng cùng cụt- nguyên nhân do đâu?

Trường hợp người bệnh ngồi quá lâu hay nằm ngửa thì trọng lượng của cơ thể sẽ chủ yếu tập trung tại vùng xương cụt, nên tình trạng lở loét vùng xương cụt sẽ xuất hiện. Phần mô bị áp lực chèn ép lên và phần mạch máu nuôi dưỡng mô tại khu vực này khiến máu khó lưu thông đến nuôi dưỡng mô và da, từ đó bị tổn thương và hoại tử vùng da chỗ xương cụt. Những tổn thương ban đầu xảy ra ở tổ chức bên trong gần xương sau đó mới phá hủy lên bề mặt da.

Bệnh nhân có nguy cơ bị loét tỳ đè là thông thường sẽ là người bệnh bị đột quỵ, bị liệt, bệnh nhân có những tổn thương về tủy sống vận động khó khăn hoặc không vận được, cơ thể người bệnh sẽ nằm ở nguyên một chỗ, khó thay đổi tư thể và không di chuyển được.

Có một số yếu tố khác góp phần hình thành loét tỳ đè là sự mất cảm giác, thường xuyên tiếp xúc môi trường ẩm ướt, việc đi tiêu tiểu không tự chủ và sẽ đi mất khả năng vận động.

Loét tỳ đè vùng cùng cụt có nguy hiểm không?

Loét tỳ đè vùng cùng cụt rất thường gặp và sẽ có những biến chứng nguy hiểm, vết loét sẽ gây tổn hại trực tiếp đến thể chất, tinh thần người bệnh mà sẽ ảnh hưởng gián tiếp cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Vết loét tỳ đè khi đã xuất hiện mà không được chăm sóc đúng cách, kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng hoại tử gây ra mùi hôi, thối và nặng hơn là nhiễm trùng máu đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh.

Người nhà nên biết được những kĩ năng cơ bản để chăm sóc người thân

Cách phòng ngừa loét tỳ đè vùng cùng cụt

Vết loét tỳ đè ở vùng xương cụt nếu được cách chăm sóc đúng cách và ở cấp độ nhẹ thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Trong trường hợp bị lở loét nặng thì bệnh nhân cũng như người thân phải xác đinh việc chữa trị sẽ rất khó khăn, nguy hiểm và tốn kém chi phí. Phòng ngừa loét tỳ đè vùng cùng cụt như thế nào, người nhà bệnh nhân cần chú ý các điều sau:

  •  Thường xuyên thay đổi tư thế nằm của người bệnh nhằm giảm sức ép lên vùng da bị đè. Thay đổi tư thế nằm cho người bệnh khoảng 1 đến 2 giờ một lần và người nhà cố gắng thay đổi càng nhiều tư thế càng tốt, mục đích để cho mỗi vùng da bị đè chỉ chịu áp lực trong thời gian ngắn nhất. Chúng ta có thể xoay, trở người bệnh theo chiều kim đồng hồ cụ thể nằm nghiêng trái – nằm sấp – nằm nghiêng phải – nằm ngửa.  Trong trường hợp bênh nhân ngồi xe lăn thì cách 15 đến 30 phút người bệnh cần được di chuyển và nhấc mông lên ít 1 lần.
  • Việc xoa bóp rất cần thiết nó có tác dụng giúp máu được kích thích, góp phần làm giảm nguy cơ loét tỳ đè lên các vùng đặc biệt là xương vùng cùng cụt. Có thể kết hợp thường xuyên việc xoa bóp các vùng da bị đè, cấn để chống loét đồng thời vận động nhẹ các khớp xương giúp người bệnh nằm lâu giảm đau nhức, mệt mỏi- người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân. Việc mát xa thường xuyên sẽ khiến người nhà dễ dàng quan sát vết loét và nhận biết sớm các dấu hiệu của loét tỳ đè qua những dấu hiệu trên da: vết sậm màu, vết đỏ trên da.
  • Các loại đệm nước hay đệm hơi là công cụ hỗ trợ rất tốt để đề phòng chống loét tỳ đè. Loại đệm chuyên dụng này được cấu tạo gồm nhiều múi khác nhau, khi bơm đầy hơi thì hơi sẽ được chuyển tiếp liên tục từ múi hơi này sang múi hơi khác, giúp giảm lực tiếp xúc trên bề mặt da và người bệnh sẽ được mát xa. Gia đình nếu không có điều kiện sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước thì người nhà có thể sử biện pháp khác: dùng gối để kê vào phần dưới cơ thể và thay đổi vị trí gối thường xuyên giúp nhằm hạn chế một vị trí da tiếp xúc lâu với bề mặt giường bệnh/ xe lăn.
  • Khi da bị ẩm ướt lâu cũng làm tăng nguy cơ gây loét tỳ đè đặc biệt là vùng cùng cụt. Chính vì thế mà người nhà nên thay tã cho bệnh nhân ngay khi đi vệ sinh hoặc thường xuyên thay sau 3 hoặc 4 tiếng để đảm bảo sạc sẽ. Tuyệt đối không được để người bệnh mặc miếng tã đã bị tiểu tiện hoặc đại tiện bẩn trong thời gian quá lâu để tránh tình trạng ẩm ướt và gây nhiễm trùng cho người bệnh. Chú ý khi muốn đưa tã giấy vào dưới lưng của người bệnh, không nên nhấc toàn bộ phần dưới của cơ thể bệnh nhân, mà nên nhẹ nhàng xoay người bệnh nằm nghiêng và đưa tã vào rồi để người bệnh xoay người trở lại nằm trên miếng tã, thao tác này rất dễ dàng nhưng sẽ hạn chế gây tổn thương cho người bệnh.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *