Loét tỳ đè là gì? Phòng ngừa như thế nào đạt hiệu quả cao nhất

Loét tỳ đè là gì? Đó là các vết loét được hình thành trên các vùng của cơ thể với những bệnh nhân nằm lâu, bị liệt, ít vận động. Khi vết loét do tỳ đè xuất hiện nếu như không được phát hiện sớm điều trị kịp thời, đúng cách sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ tử vong do hoại tử và nhiễm trùng của vết loét.

Loét tỳ đè là gì?

loét tỳ đè
Loét tỳ đè được hình thành với những bệnh nhân nằm liệt, khó/ không vận động

Tìm câu trả lời loét tỳ đè là gì ? Thì theo như Bergstrom et al 1992, loét tỳ đè được định nghĩa đây là tổn thương gây ra do hậu quả của sự đè ép liên tục làm các mô bị đè ép tổn thương, chính sự đè ép lâu lên các mô, nên hệ thống collagen, mao mạch, mạch bạch huyết sẽ làm bít tắc, ứ chệ dòng máu và dịch kẽ, gây nên tình trạng thiếu máu- đau- hoại tử và tạo thành mảng mục của phần mô bị chết.

Loét tỳ đè được xem là một trong những nguyên nhân chính, hàng đầu gây kéo dài thời gian điều trị nằm viện, làm tăng cao chi phí điều trị cũng như là thời gian chăm sóc của người nhà.

Vị trí thường bị loét tỳ đè 

Loét tỳ đè thường xuất hiện ở các vị trí dễ tiếp xúc với bề mặt gường/ ghế/ xe lăn

Các vị trí rất thường gặp khi bị loét tỳ đè là: gót chân- khuỷu- tai- bả vai- sau gáy- mặt ngoài đùi- mắt cá chân- vùng xuơng cùng cụt,… chiếm đến 80% các vết loét xảy ra tại vị trí xương cùng hay ở gót chân.

Vết loét khởi đầu khi xuất hiện áp lực đủ lớn gây tỳ đè vào vùng da, đặc biệt là những vùng da sát xương, áp lực này sẽ lớn hơn áp lực mao mạch bình thường (32mmHg) gây nên rối loạn chuyển hóa và hoại tử các tế bào.

Quá trình này lúc đầu có thể tự bù trừ được bằng sự giãn mạch chủ động tăng cường tưới máu tại chỗ. Nhưng nếu lực tỳ đè đã lên đến 70mmHg, các tổn thương tổ chức sẽ không thể hồi phục lại được.

Biến chứng vết loét xuất hiện sớm đồng thời cũng sẽ nặng lên khá nhanh, đường kính vết loét có thể là vài cm thậm chí lên đến 20 đến 25cm, sâu tới xương cùng cơ thể.
Đây xem là giai đoạn kiệt quệ về cơ thể, tâm lý bi quan với người bệnh, người thân và kéo theo là cả một bộ phận y bác sĩ.

Bệnh nhân nào có nguy cơ bị loét tỳ đè ?

  • Bệnh nhân bị liệt hai chi dưới do viêm nhiễm ở tủy, do tủy bị chèn ép-  u tủy- lưng gây liệt tủy- gãy cột sống cổ…
  • Bệnh nhân bị suy kiệt do nằm lâu bởi tai biến mạch não hay bị gãy cổ xương đùi…

Loét tỳ đè là gì? Nguyên nhân

Nguyên nhân chính để gây ra loét tỳ đè đó là do tỳ đè. Ban đầu, hiện tượng giãn mạch chỉ xuất hiện ở vùng da xung quanh của những vết tổn thương. Hiện tượng này hoàn toàn có thể phục hồi khi loại bỏ đi các nguyên nhân gây chèn ép, tỳ đè. Nếu như những nguyên nhân tỳ đè không bị loại bỏ, thì các tổn thương tổ chức sẽ không thể hồi phục, gây ra các thương tổn tổ chức tại chỗ ngay phía dưới nơi vùng da bị tỳ đè.

  • Lực tỳ tại chỗ hình thành là do bệnh nhân nằm lâu không được thay đổi tư thế thường xuyên gây tỳ đè kéo dài có áp lực cao hơn áp lực mao mạch vào khoảng 32mm Hg) dẫn đến tình trạng thiếu máu tổ chức và gây chết tế bào. Các tổ chức phần mềm đó bị chèn ép trong một thời gian dài giữa hai yếu tố: phần xương sát da và bề ngoài tiếp xúc trực tiếp như: giường- ghế- xe lăn.
  • Da thường xuyên bị ẩm/ ướt : Bệnh nặng, việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Không được vệ sinh kịp thời, bẩn do nước tiểu/ phân.
  • Bệnh nhận bị viêm nhiễm kéo dài, rối loạn tại chỗ.
  • Rối loạn hệ thần kinh giao cảm, mất chi phối đến hệ thống thần kinh, mất đi trương lực của các mạch máu.
  • Sự thiếu hịt chất dinh hay bổ dung chất dinh dưỡng không đầy đủ cho bệnh nhan cũng là nguyên nhân khiến cho các vết loét lâu lành hơn, thậm chí còn tăng nhanh loét ở người già, suy kiệt, thiếu vitamin.
  • Cùng với đó một số yếu tố khác góp phần vào việc hình thành thiếu máu tổ chức như: tiếp xúc thường xuyên với môi trường ẩm ướt, bệnh nhân mất đi khả năng vận động, hình thành tổn thương tổ chức che phủ.

Một số cách phòng ngừa loét tỳ đè hiệu quả

Cần thường xuyên thay dổi tư thế nằm/ ngồi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân

Loét tỳ đè ở những giai đoạn đầu nếu nhu được phát hiện và can thiệp sớm thì khả ăng chữa khỏi là rất cao, nhưng nếu để vết loét hình thành và trở nặng thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn, đặc biệt đối tượng là người lớn tuổi, mất khả năng vận động hay bệnh nhân nằm liệt… Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

  • Cần thường xuyên xoay trở tư thế nằm/ ngồi của bệnh nhân mỗi 30 phút hoặc 1 giờ/ lần
  • Thường xuyên giữ khô ráo vùng da có nguy cơ bị loét tỳ đè: lau khô bằng khăn sạch những vùng bị ướt do dính nước tiểu hay phân. Ga/ gối/ chăn của bệnh nhân thường xuyên giặt và thay tránh để vi khuẩn trú ngụ. Bệnh nhân sau khi đi đại tiện cần phải vệ sinh ngay, tuyệt đối không để bệnh nhân ở trong môi trường ẩm/ ướt/ bẩn quá lâu.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống của bệnh nhân, cần đảm bảo bổ sung đầy đủ bốn nhóm chất cơ bản, giúp người bệnh có sức đề kháng tốt nhất.
  • Nếu có thể hãy cho bệnh nhân nằm giường có đặt vật liệu chống loét như: nệm hơi- nệm nước- giường xoay.
  • Khi thấy xuất hiện những vùng da nghi ngờ bị loét cần báo ngay cho những bộ y tế hay các nhân viên y tế để có biện pháp xử lý hiệu quả sớm nhất

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *