Loét bàn chân đái tháo đường- biến chứng nguy hiểm cần phòng ngừa

Loét bàn chân đái tháo đường là nguy cơ mắc nhiều ở bệnh nhân tiểu đường, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ có biến chứng nghiêm trọng. Trong số các biến chứng mãn tính của bệnh lý đái tháo đường thì loét bàn chân đái tháo đường và cắt cụt chi là những nguyên nhân trực tiếp sẽ đe dọa sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Đồng thời việc chữa trị sẽ mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng nặng nề đến gia đình bệnh nhân .

Bệnh đái tháo đường là gì ?

Đái tháo đường là bệnh chiếm tỉ cao tại nước ta
  • Bệnh đái tháo đường chính là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc điểm là tăng glucose đường huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin (hoặc cả hai). Tăng glucose mãn tính trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipide, protide làm tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, mắt, thận, dây thần kinh.
  • Phân loại  đái tháo đường:

– Tuýp 1: do sự phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến vấn đề thiếu insulin tuyệt đối.

– Tuýp 2: chức năng của tế bào beta tụy giảm phát triển trên nền tảng đề kháng với insulin.

– Đái tháo đường thai kì: là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa/ 3 tháng cuối của thai kỳ và trước đó không có bằng chứng về đái tháo đường type 1hoặc  type 2.

– Đái tháo đường bởi các nguyên nhân khác như: đái tháo đường sơ sinh / đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid  hoặc sau cấy ghép mô, điều trị HIV/ AIDS.

Tại sao loét bàn chân đái tháo đường

Loét bàn chân đái tháo đường là biến thường hay gặp ở bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra hai vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến bàn chân như:

  • Bệnh thần kinh đái tháo đường: dây thần kinh của bạn sẽ bị hỏng nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Nếu bị tổn thương dây thần kinh ở chân hay bàn chân thì sẽ làm giảm cảm giác: có thể không cảm thấy nóng/ lạnh hay đau ở đó. Trường hợp không cảm thấy vết cắt / đau ở bàn chân vì bệnh lý thần kinh thì khả năng vết cắt có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc bị nhiễm trùng. Các cơ của bàn chân có thể không hoạt động đúng bởi vì các dây thần kinh đi đến các cơ bị tổn thương khiến cho bàn chân không thể tự điều chỉnh đúng tư thế và tạo quá nhiều áp lực lên bàn chân ở một điểm.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên. Bệnh tiểu đường cũng gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Sẽ mất nhiều thời gian hơn để vết đau hoặc vết cắt lành lại nếu lưu lượng máu không tốt. Khi bạn bị nhiễm trùng khó lành/ không lành vì lưu lượng máu đến để nuôi dưỡng vết thương bị kém thì có nguy cơ bị loét hoặc hoại tử ở vết thương đó.

Một số vấn đề thường gặp ở loét bàn chân đái tháo đường.

Bất kì ai cũng có thể nhận được các vấn đề loét bàn chân được liệt kê dưới đây. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường,thì vấn đề loét bàn chân rất phổ biến có thể bị nhiễm trùng và những biến chứng nghiêm trọng khác như cắt cụt chi.

  • Athlete’s foot- hay bệnh bàn chân lực sĩ: đây là một bệnh nhiễm nấm ở bàn chân rất phổ biến, có thể xuất hiện trên một / cả hai chân. Người bị tiểu đường có khả năng mắc bệnh “athlete’s foot”  cao gấp 3 lần người không mắc bệnh. Nấm có thể xâm nhập qua những vết nứt trên da và gây ra nhiễm trùng. Có thể sử dụng thuốc diệt nấm để điều trị bệnh này ở dạng thuốc uống/ kem bôi.
  • Nhiễm nấm móng tay.: móng tay bị nhiễm nấm có thể sẽ bị đổi màu :nâu vàng/ mờ đục, móng dày và giòn còn có thể tách ra khỏi phần còn lại của móng tay. Với một số trường hợp, móng tay còn có thể bị vỡ vụn. Trong môi trường tối và ẩm/ ấm của giày sẽ giúp nấm phát triển nhanh hay do vết  thương ở móng tay cũng sẽ dẫn đến nhiễm nấm và nhiễm nấm móng rất khó điều trị.
  • Vết chai: được hình thành bởi sự tích tụ của lớp da cứng (thường ở mặt dưới của bàn chân). Vết chai được hình thành bởi sự phân bổ trọng lượng không đồng đều hay do kích cỡ giày không phù hợp với chân (rộng/ chật quá) hay do vấn đề về da. Bình thường ai cũng sẽ có vết chai ở chân, vì thế bác sĩ sẽ quyết định xem liệu phần mô của vết chai có gây ra vấn đề gì cho chân không.
  • Mụn nước: mụn nước có thể hình thành khi giày bị chà cùng ở tại một chỗ trên bàn chân. Sử dụng giày không vừa / đi giày không có tất đều sẽ gây phồng rộp dẫn đến nhiễm trùng. Khi điều trị mụn nước, thì điều cần chú ý là không được làm vỡ chúng. Phần da bao phủ mụn nước sẽ giúp bảo vệ tránh khỏi những nhiễm trùng. Trường hợp này nên sử dụng kem kháng khuẩn và băng mềm, sạch để bảo vệ da cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
Loét bàn chân đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng
  • Ngón chân khoằm -tên tiếng Anh là Hammertoe: hammertoes hình thành khi một / cả hai khớp ngón chân nhỏ từ ngón chân trỏ đến ngón út bị bẻ cong do cơ chân yếu hay do tổn thương thần kinh (trong bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng yếu cơ này). Bạn có thể có vết loét bàn chân đái tháo đường ở lòng bàn chân hoặc trên đỉnh của ngón chân khi bị nhiễm trùng. Hình dạng bàn chân có thể bị thay đổi, di chuyển khó khăn hoắc sẽ khó tìm giày phù hợp. Người bệnh nên tránh đi giày cao gót/ giày có mũi nhọn, ưu tiên lựa chọn loại giày êm, đế bằng, thoáng để sử dụng.

Lời khuyên khi loét bàn chân đái tháo đường.

  • Chăm sóc bản thân và bệnh tiểu đường, thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, sử dụng thuốc và tập thể dục. Cố gắng giữ mức đường trong máu ở trong phạm vi theo cho phép, không vượt quá cao ngưỡng an toàn.
  • Vệ sinh chân hàng ngày: rửa chân bằng nước ấm với xà phòng nhẹ. Kiểm tra nhiệt độ nước thích hợp,không nên để nước quá nóng sau đó thì lau khô chân(đặc biệt các kẽ ngón chân).
  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xem vết loét, vết đỏ, mụn nước, vết chai hay bất kỳ vấn đề nào khác. Khi  có lưu lượng máu kém nên kiểm tra bàn chân hàng ngày. Cắt móng thường xuyên, cắt thẳng không được cắt sâu xuống 2 bên của móng. Chân có dấu hiệu bị khô hãy sử dụng kem dưỡng ẩm ( theo chỉ định của bác sĩ để chọn loại kem phù hợp).
  • Luôn sử dụng tất khi mang giày kín và đi dép trong nhà. Không nên đi dép quai hậu hoặc chân trần trong / ngoài nhà. Lựa chọn loại giày đúng với cỡ chân, kiểm tra trước khi đi để đề phòng có vật lạ bên trong giày.
  • Không nên sử dụng những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *