Kinh nghiệm chăm sóc loét tiểu đường từ a- z

Lở loét tiểu đường là biến chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Loét tiểu đường đặc biệt là loét bàn chân xảy ra ở 15% bệnh nhân tiểu đường. Tăng gấp 8 lần nguy cơ cắt cụt chi với những bệnh nhân này khi vết loét phát triển. Loét tiểu đường ở bàn chân xảy ra cả ở bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc loét tiểu đường ở bàn chân cùng chúng tôi để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng loét tiểu đường ở bàn chân.

Loét tiểu đường thường xảy ra ở chân vậy nên hãy thường xuyên kiểm tra và vệ sinh                                                                  sạch sẽ.
  •  Dấu hiệu để nhận biết đầu tiên của loét tiểu đường bàn chân là từ bàn chân chảy nước làm ướt, bẩn tất hoặc có mùi khó chịu. Chân bị sưng cũng là triệu chứng  phổ biến của loét chân mà có thể dễ dàng nhận thấy.
  • Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của vết loét tiểu đường ở chân nghiêm trọng là có mô đen bao quanh vết loét. Nguyên nhân chính là do máu không được lưu thông đến khu vực xung quanh vết loét.
  • Triệu chứng loét tiểu đường ở chân không phải lúc nào cũng thấy rõ ràng. Trong vài trường hợp, sẽ không có các triệu chứng loét cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng. Khi ấy bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ nếu thấy sự đổi màu da khác thường. Các mô đã chuyển sang màu đen hay nhận thấy bất kỳ hiện tượng đau xung quanh một khu vực da xuất hiện vết chai thì hãy khẩn trương đến bệnh viện.

Vì sao loét tiểu đường lại ở bàn chân?

  • Nồng độ đường cao trong máu gây bệnh động mạch ngoại biên.

– Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa khiến nồng độ glucose trong máu tăng. Khi nồng độ đường huyết tăng cao sẽ làm cứng động mạch và thu hẹp các mạch máu. Gây bệnh xơ vữa động mạch nếu tình trạng này kéo dài và giảm cung cấpô xy và máu cần thiết đến chân.

–  Khả năng miễn dịch sẽ bị giảm khi máu và ô xy đến chân kém, khả năng tự chữa lành của cơ thể cũng bị giảm sút. Nếu không được can thiệp kịp thời, thì xơ vữa động mạch có thể khiến chi bị  cắt cụt.

  • Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

– Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát đúng thì khả năng dẫn đến tổn thương thần kinh ở những người mắc bệnh tiểu đường cao, kéo theo đó là việc bị mất cảm giác đau.

– Lúc đầu sẽ xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân. Tiếp đo, bệnh nhân sẽ có cảm giác tê- đau và dần dần giảm cũng như sẽ mất cảm giác tại bàn chân. Việc mất cảm giác này sẽ khiên bệnh nhân không để ý các vết thương, vết cắt ở bàn chân.

– Sẽ gây nên viêm nhiễm, lở loét nếu tình trạng bị léo dài, và dây là nguyên nhân chính dẫn đến cắt cụt chi ở bệnh nhân có vết loét tiểu đường. Vì thế, bệnh nhân cần kiểm tra bàn chân và giày thường xuyên để sớm nhất phát hiện các triệu chứng.

  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch

Vai trò quan trọng nhất của hệ thống miễn dịch trong cơ thể là loại bỏ các mô đã chết và sản sinh các tế bào da mới.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị chậm do loét tiểu đường. Khả năng gửi các tế bào bạch cầu của cơ thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh loét chân bị hạn chế.

Các yếu tố tăng nguy cơ gây loét tiểu đường ở bàn chân 

Loét tiểu đường sẽ mang lại cho bệnh nhân rất nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Đa số những người bị loét tiểu đường đều có nguy cơ loét chân. Những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ loét chân:

  • Sử dụng giày kém chất lượng, không vệ sinh thường xuyên: bẩn, ẩm mốc.
  • Vệ sinh bàn chân không tốt.
  • Móng chân cắt, tỉa không đúng cách
  • Người nghiện rượu, hút thuốc lá thường xuyên
  • Biến chứng mắt do tiểu đường
  • Bệnh nhân có tiền sử bị: tim, thận
  • Thừa cân, béo phì, lười vận động.

Chữa loét tiểu đường bàn chân.

  • Chữa nguyên nhân loét tiểu đường

– Bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu để chữa loét (nếu có nhiễm trùng).Các mô xung quanh vết loét cần xét nghiệm để tìm ra vi khuẩn gây bệnh.

Chăm sóc vết loét:Dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa sạch chân hàng ngày. Việc này sẽ giúp loại bỏ những bụi bẩn, da chết tại vết loét. Bề mặt vết loét bị bao phủ bởi những mô hoại tử cứng, cần xem xét ngay đến việc loại bỏ để việc chăm sóc bên trong dễ dàng hơn.

– Sát trùng vết loét: Sau khi đã vệ sinh vết loét, bạn dùng nhíp đã khử trùng để loại bỏ các dị vật nếu có. Không được dùng cồn hay povidone iod vì sẽ gây xót, đau và khiến những tổn thương lâu lành.

– Băng vết loét: Băng vết thương cẩn thận để hạn chế vết thương tiếp xúc với môi trường. Hãy nên chọn băng loại  hydrocolloid hay gạc mỡ để giúp vết thương nhanh lành.

Phòng chống loét tiểu đường ở bàn chân

Loét tiểu đường để hạn chế tốt nhát hãy thường xuyên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra chân hàng ngày: thựa hiện mỗi ngày để phát hiện sớm nhất vết cắt, vết chai, mụn nước, sưng, đốm đỏ hay các bất thường khác. Thường xuyên cắt móng chân nhưng không nên cắt quá sau hoặc quá sát.
  • Bảo vệ bàn chân tránh bị nhiễm trùng: rửa chân mỗi ngày bằng nước mối sinh lý, nước ấm là một phần quan trọng của thói quen khi chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân có vết loét tiểu đường. Sau khi chân khô, nếu da khô nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm các vết chai (không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân)
  • Kiểm soát lượng đường ổn định trong máu: huyết áp, cholesterol để ngăn ngừa hầu hết các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, không uống rượu, bia và bỏ thuốc.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *