Kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ khoa học nhất

Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất thường gặp. Theo số liệu công bố tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm khuẩn chiếm khoảng 5-10%. Vậy làm sao để kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Khái niệm về nhiễm khuẩn vết mổ 

Nhiễm khuẩn vết mổ là tình trạng bị nhiễm trùng vết mổ trong thời gian từ lúc mổ đến sau mổ 30 ngày đối với loại phẫu thuật không cấy ghép. Còn đối với phẫu thuật cấy ghép là từ sau mổ 1 năm.

Các nguồn tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ bao gồm có:

Vi sinh vật trên người bệnh

Nhiễm khuẩn vết mổ là tình trạng bị nhiễm trùng vết mổ trong thời gian từ lúc mổ đến sau mổ 30 ngày
Nhiễm khuẩn vết mổ là tình trạng bị nhiễm trùng vết mổ trong thời gian từ lúc mổ đến sau mổ 30 ngày

Đây được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn vết mổ. Nó có thể là những sinh vật lưu trú trên người bệnh, ở biểu bì da hoặc niêm mạc như khoang miệng, đường tiêu hóa,…. Ngoài ra còn không ngoài khả năng vi khuẩn từ ổ cách xa vết mổ theo đường máu và bạch mạch xâm nhập vào. Nhìn chung nguyên nhân này thường có nguồn gốc từ bệnh viện và kháng thuốc.

Vi sinh vật bên ngoài môi trường

Hầu hết nó là những loại vi sinh vật ngoài môi trường xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật hoặc đang trong quá trình chăm sóc vết mổ. Một số nguyên nhân bao gồm có:

  • Khu vực phẫu thuật như phương tiện, thiết bị, không khí, nước cùng các dụng cụ vệ sinh….
  • Dụng cụ, vật liệu cầm máu, đồ vải phẫu thuật….
  • Nhân viên phẫu thuật trên tay hoặc da có vi khuẩn
  • Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vết mổ nếu quá trình chăm sóc vết mổ không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Song bạn cũng không cần quá lo lắng vì thường loại nhiễm khuẩn này không gây nguy hiểm và thường gây nhiễm khuẩn ở vết mổ nông.

Một số nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ

Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ cho bạn có thể dễ dàng kiểm soát.

Yếu tố bệnh nhân 

Một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại chỗ bao gồm có:

Người bệnh có tiền sử tiểu đường. Lượng đường máu cao sẽ là nguyên nhân trực tiếp để vi khuẩn phát triển
Người bệnh có tiền sử tiểu đường. Lượng đường máu cao sẽ là nguyên nhân trực tiếp để vi khuẩn phát triển
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở vùng phẫu thuật hoặc vùng xa vị trí rạch như phổi, tai mũi họng, đường tiết niệu….
  • Người bệnh bị đa chấn thương
  • Người bệnh có tiền sử tiểu đường. Lượng đường máu cao sẽ là nguyên nhân trực tiếp để vi khuẩn phát triển
  • Bệnh nhân nghiện thuốc lá 
  • Bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch
  • Bệnh nhân bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng
  • Bệnh nhân nằm lâu trong bệnh viện trước mổ khiến lượng vi sinh vật bám trên người gia tăng
  • Tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật cũng là nguyên nhân gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Yếu tố môi trường

Ngoài yếu tố từ bệnh nhân thì yếu tố môi trường cũng là tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ tăng cao bao gồm:

  • Vệ sinh ngoại khoa không đúng kỹ thuật
  • Xà phòng khử khuẩn, vệ sinh vùng mổ không đúng 
  • Buồng phẫu thuật thiết kế không đảm bảo vô trùng
  • Khu phẫu thuật không đảm bảo yêu cầu vô khuẩn: không khí, thiết bị, môi trường bị ô nhiễm….
  • Dụng cụ y tế không được tiệt trùng hoặc sử dụng đúng
  • Nhân viên tham gia vào cuộc phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn

Yếu tố phẫu thuật

  • Bao gồm có thời gian phẫu thuật dài nguy cơ nhiễm khuẩn tăng
  • Loại vết mổ cũng có ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn xâm nhập vết mổ
  • Thao tác phẫu thuật cũng tác động đến việc nhiễm khuẩn vết mổ

Yếu tố vi sinh vật

  • Mức độ ô nhiễm sẽ càng cao nếu cơ thể cũng như sức đề kháng của bệnh nhân yếu
  • Sử dụng kháng sinh phổ rộng cũng là yếu tố làm gia tăng nhiễm khuẩn vết mổ

Trên đây là một số thông tin về việc kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ. Hy vọng sẽ giúp bệnh nhân có thể có được cách chăm sóc vết mổ tốt nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *