Không ngần ngại bỏ túi cách xử lý vết thương ngã xe hiệu quả

Với xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu ở nước ta nên những tai nạ sơ ý xảy ra trong quá trình di chuyển là rất nhiều. Vết thương ngã xe nếu được xử lý sớm và đúng sẽ hạn chế được tối đa những nguy hại cho nạn nhân. Hãy tham khảo những phương pháp sau đây giúp bạn thể hoàn toàn yên tâm khi xử lý vết trầy xước do ngã xe tại nhà mà không lo vết thương bị nhiễm trùng.

Vết thương ngã xe nào có thể xử lý tại nhà

vết thương ngã xe
Vết thương ngã xe thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Những trường hợp vết thương bị chảy máu nhiều, sau một thời gian dài không cầm được, cảm thấy cơn đau xuất phát từ xương bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành chụp chiếu cho vết thương. Khi này có thể xương đã bị rạn- nứt cần phải có những phương án băng bó, điều trị kịp thời, thích hợp giúp tránh để lại những dị tật sau này.

Trong trường hợp gặp phải tai nạn giao thông, vết thương chỉ gây tổn thương tới phần mô mềm như: xây xát da vùng ở đầu gối, cổ chân, bàn chân, khuỷ tay, bàn tay… không chảy quá nhiều máu thì bạn có thể tại nhà tự xử lý. Tuy vậy, bệnh nhân cũng cần phải nắm rõ đúng quy trình xử lý vết thương ngã xe một cách khoa học nhất, tránh trường hợp tự chữa vết thương sau 2 -3 tuần vẫn bị nhiễm trùng gây nên nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt,  thậm chí nặng hơn là hoại tử.

Quy trình xử lý vết thương ngã xe

Thông thường khi bị ngã xe với những những vết xước- trầy nhẹ nhiều người thường hay sử dụng dung dịch oxy già hay là rắc bột thuôc kháng sinh / đắp những loại thảo dược được truyền miệng, lưu truyền trong dân gian lên trên vết thương với mục đích giúp cho vết thương sẽ mau khô và nhanh lành. Nhưng theo các chuyên gia y tế nhận định thì đây việc làm hoàn toàn, một quan niệm sai lầm bởi với những hành động trên sẽ vô tình khiến cho vết thương của bạn trở nên đông cứng và sẽ đau nhức nhiều hơn.

Để an toàn nhất, sau khi đã bị xây xát / bị có những vết thương hở bạn có thể tham khảo những quy trình xử lý vết thương ngã xe khoa học giúp tránh được dấu hiệu nhiễm trùng dưới đây nhé:

Vết thương ngã xe cần phải xử lý sớm
  • Bước 1: Có thể dùng nước sạch/ nước muối sinh lý để làm sạch đi những bụi bấn bám trên vết thương. Thông thường với những vết thương gây ra do tai nạn sẽ đều có tiếp xúc với bề mặt đường có chứa rất nhiều vi khuẩn ở đó. Vì vậy, việc làm sạch vết thương là điều cần làm đầu tiên, bằng cách:

– Đối với vết xây- xước trên da hãy để vết thương ở dưới vòi nước sạch vừa sẽ giúp bạn giảm đau vừa giúp làm trôi đi đất cát dơ / làm sạch vết thương vùng với xà phòng tắm.

– Đối với những vết thương hở có chảy máu, bạn hãy lưu ý tránh để cho xà phòng chảy vào miệng của vết thương, hãy ưu tiên việc cầm máu trước.

  • Bước 2: Có thể rửa lại vết thương ngã xe bằng nước muối sinh lý/ kết hợp dùng với dung dịch Povidine pha loãng có bán tại những cửa hàng thuốc trên toàn quốc để vệ sinh lại 1 lần nữa vết thương.
  • Bước 3: Băng bó lại vết thương: khi này bạn có thể sử dụng gạc mềm sạch để băng nhẹ lại vết thương hay có thể sử dụng thêm một số những loại mỡ thuốc kháng sinh bôi lên bề mặt vết thương (theo chỉ định của các bác sỹ)

Vết thương ngã xe- Những sai lầm mắc phải 

nhiễm trùng vết thương
Vết thương ngã xe nếu không xử lý đúng sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng

 

  • Trường hợp nhẹ, có thể làm theo hướng dẫn để chăm sóc vết thương ngã xe tại nhà. Nhưng trong trường hợp ngã xe nặng, nghiêm trọng bạn cần đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị. Nếu như các chấn thương không quá nguy hiểm, được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ hồi phục một cách nhanh chóng, giúp giảm đau nhức. Nếu không điều trị đúng cách thì vết thương ngã xe không hồi phục mà còn có thể gây nhiễm trùng, lở loét nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến các vận động sau này của bạn.
  • Một số tổ chức tế bào sẽ bị vỡ ra sau khi gặp phải chấn thương sẽ làm phá vỡ sự liên kết vốn có của các mô. Phản ứng viêm từ đó được hình thành nhằm xử lý, cô lập và tái tạo lại vùng bị da tổn thương. Có thể dẫn đến nhiều biến loạn khi phản ứng quá mức, gây cho cơ thể bị phù nề và ảnh hưởng đến nghiêm trọng tới quá trình phục hồi những tổn thương. Trường hợp đau nhức dữ dội xảy ra chính là do phản ứng viêm đang diễn ra quá mức.

Một số người thường có thói quen sử dụng dầu nóng để bôi lên vết thương giúp giảm đau nhưng đây cũng là nguyên nhân có thể làm cho vết thương bị sưng to nhiều hơn, bị nhiễm trùng. Sử dụng oxy già / cồn để rửa, đắp thuốc lá trực tiếp vào vết thương, rắc muối kháng sinh có thể để lại vết sẹo xấu. Cùng với đó, nếu sử dụng túi chườm, bệnh nhân thường sẽ không biết phân biệt, sử dụng phương pháp đúng giữa chườm nóng hoặc chườm lạnh. Phương pháp truyền thống như sử dụng mật gấu / dầu nóng sẽ không có tác dụng để giảm sưng- giảm đau mà có thể làm cho da sưng, bị phỏng, phù nề nhiều hơn.

  • Chúng ta thường hay có thói quen sử dụng thuốc giảm đau / thuốc kháng viêm không thông qua sự tư vấn khi điều trị những chấn thương ở phần mềm. Bên cạnh công dụng để giảm đau, một số loại thuốc còn gây ra những tác dụng phụ. Vì nên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn đặc biệt là với những ai đã có bệnh nền sẵn.

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *