Hướng dẫn sơ cứu bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi là một tai nạn rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Và tất nhiên khi gặp tình huống này người gặp nạn sẽ có biểu hiện hoang mang và lo lắng. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn sơ cứu bỏng nước sôi đúng nhất để hạn chế nhiễm trùng.

Tại sao cần sơ cứu bỏng nước sôi?

Vết bỏng có nhiều nguyên nhân có thể là bỏng nhiệt, bỏng khô hay bỏng hóa chất. Dù có bất kì trường hợp nào thì việc bị bỏng cũng gây nên đau đớn cùng cực cho người bị

Việc bị bỏng nếu không được điều trị đúng cách và sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Việc bị bỏng nếu không được điều trị đúng cách và sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Việc bị bỏng nếu không được điều trị đúng cách và sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn, hoại tử….. Vì thế nên dù ở bất kì tình huống nào bạn cũng nên bình tĩnh để có cách xử lý đúng nhất.

Việc sơ cứu vết bỏng có vai trò vô cùng quan trọng. Vừa hạn chế tổn thương đồng thời hạn chế biến chứng để lại sau này như sẹo, thâm….

Cách sơ cứu bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi gây đau đớn tột cùng cho người bị. Vì thế việc sơ cứu ban đầu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp vết thương nhanh lành không bị ăn sâu vào trong đồng thời hạn chế nhiễm trùng. Xử lý không đúng cách từ đầu có thể gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, lâu lành đồng thời để lại nhiều di chứng sau này. 

Khi gặp tình trạng bỏng nước sôi bạn nên thực hiện các bước sơ cứu sau đây:

  • Đầu tiên bạn nên loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân
  • Nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước lạnh hoặc chậu nước sạch. Việc này vừa giúp giảm nhiệt độ nóng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không bạn có thể dội nước mát lên vết thương vài lần. Vì ngay cả khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn
  • Sau đó bảo vệ vết thương để tránh nhiễm trùng bằng cách dùng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng vết bỏng. Tuyệt đối không nên băng quá chặt vì nó có thể làm cho vết bỏng trở nên nặng thêm
Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn
Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm trùng và tổn thương. 
  • Nên động viên trấn an tinh thần của người bị nạn. nếu có thể hãy dùng thuốc giảm đau đúng liều lượng
  • Đối với vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến da vùng bỏng bị lột. Nên nhanh chóng dùng kéo cắt bỏ quần áo ra khỏi vết bỏng tránh để nó dính vào vết bỏng vừa dễ nhiễm trùng lại gây đau đớn cho người bị
  • Tháo bỏ các tư trang cá nhân như vòng lắc, đồng hồ, giày dép…. truoc khi vết bỏng bị sưng 
  • Sau quá trình sơ cứu ban đầu hãy nhanh chóng đưa người gặp nạn đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị tránh biến chứng
  • Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng sẽ bị lạnh đột ngột làm tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn

Để hạn chế tai nạn bỏng nước sôi bạn cần chủ động nâng cao tính cẩn trọng cảnh giác của mình. Tránh các chướng ngại vật khi đang bưng vác đồ nóng.

Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách sơ cứu bỏng nước sôi kịp thời và đúng nhất. Mong rằng nó sẽ giúp bạn có được cách xử trí đúng để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *