Hướng dẫn những điều cơ bản để chăm sóc vết khâu tại nhà

Chăm sóc vết khâu tại nhà là một vấn đề được đa số người bệnh và gia đình bệnh nhân đặc biệt quan tâm. Bởi vì nếu không biết cách chăm sóc vết khâu có thể làm cho vết thương sau mổ nhẹ thì lâu lành và hình thành sẹo mất thẩm mỹ không thể hồi phục, còn nặng sẽ gây ra nhiễm trùng, thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Chăm sóc vết khâu- khi nào có thể tháo băng?

Chăm sóc vết khâu cần vệ sinh sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn phù hợp.

Khi ra viện, bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn chính xác cho bạn về thời điểm có thể tháo băng che vết khâu. Sau một ngày xuất viện đa số các vết thương không cần phải thay băng (trừ khi có sự dặn dò của bác sĩ) với các trường hợp vết thương hở hay còn rỉ dịch thì cần được lên lịch tái khám sớm để bác sĩ đánh giá lại vết thương. Trong thời điểm này, quan trọng nhất bạn cần giữ kín cẩn thận toàn bộ khu vực sau phẫu thuật, để giúp bảo vệ vết mổ tránh bị tổn thêm thêm và sẽ lành nhanh hơn.

Ngày tiếp theo, hãy nên tháo băng cũ ra và thay băng mới. Hãy học cách rửa vết thương và chăm sóc vết khâu mỗi ngày với những ngày sau đó, cho đến khi vết khâu được cắt chỉ và lành hẳn.

Cách chăm sóc vết khâu

Cách chăm sóc vết khâu đơn giản – hiệu quả là làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và những vùng da xung quanh cần được thực hiện khi tay đã được rửa sạch với xà phòng /dung dịch sát khuẩn. Nên dùng kìm y tế gắp với bông gòn/ gạc/ vải mềm.

Trước tiên, thấm miếng vải / gạc vô khuẩn vào dung dịch có nước muối sinh lý.

Tiếp đó, nhẹ nhàng lau/ chấm nhẹ trên bề mặt vết khâu. Cần lưu ý các đường chỉ may hay chân sợi chỉ / mối chỉ vì đây chính là nơi tích tụ của nhiều vi trùng/ vi khuẩn.

Sau đó là lau/ rửa vùng da xung quanh vết thương,  có thể lau lan rộng trong bán kính khoảng 5cm (tính từ vết khâu). Hãy nhớ và tôn trọng nguyên tắc là rửa vết thương trước, vùng da xung quanh sau (tuyệt đối không làm ngược lại bởi dễ gây lây nhiễm cho vết khâu).

Chăm sóc vết khâu sử dụng băng/ gạc để bảo vệ vết khâu tránh khỏi nhiễm trùng.

Chăm sóc vết khâu không sử dụng chất tẩy rửa da/ xà phòng kháng khuẩn, iốt, rượu hoặc peroxide (nước oxy già). Bởi vi các dung dịch này chỉ để dùng với vết thương bẩn, có bài tiết dịch mủ hay đã viêm. Nếu như áp dụng với vết thương sau phẫu thuật sạch, vết thương đang lành da thì chúng có thể sẽ tiêu diệt các mô hạt non nớt mới hình thành, làm chậm quá trình lành thương. Bên cạnh đó, không được sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng da/ kem giữ ẩm / dầu/ dung dịch thảo dược nào (trừ khi đã có chỉ định của bác sĩ).

Cuối cùng, vết thương lau khô cùng với gạc và tiếp tục băng lại bằng gạc sạch / vải sạch.

Chăm sóc vết khâu- có cần thiết phải giữ vết khâu khô không?

Tuyệt đối không nên để vết thương đã khâu bị dính ướt sau khi phẫu thuật trong vòng 24 giờ đầu. Vì thế, vào ngày đầu sau hậu phẫu, có thể lau mình tại giường bằng khăn vắt khô với nước ấm thay vì tắm rửa như thông thường.

Ngày thứ hai, nếu chỉ vận động hạn chế, không bài tiết nhiều mồ hôi với cơ thể thì bạn nên hạn chế tắm rửa. Với trường hợp cần phải vệ sinh cơ thể, thì nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian ngắn và nên che chắn kỹ lưỡng cho vùng vết khâu, không để nước bẩn/ xà phòng dính vào. Tuyệt đối ngâm người trong bồn tắm vì khi vết thương bị ngâm trong nước, lớp biểu bì da sẽ có khuynh hướng mềm ra, đường chỉ khâu bị hở. Điều này là cơ hội thuận lợi cho sự thâm nhập của vi trùng thường trú trên da lẫn ngoài môi trường.

Sau khi tắm, nên nhanh chóng lau khô người, vùng da xung quanh vết thương bằng khăn sạch nhẹ nhàng. Đây cũng là thời điểm thích hợp trong ngày để thực hiện việc thay băng tiếp theo cho vết thương.

Lưu ý khi chăm sóc vết khâu

  • Chăm sóc vết khâu có được hoạt động, đi lại không?

Không nên hoàn toàn nằm yên trên giường mà bạn nên cố gắng tập cử động lại ngay sau khi rời phòng theo dõi hậu phẫu. Tuy thế, tốt nhất là hãy di chuyển nhẹ nhàng nhất để không bị di lệch băng ảnh hưởng tới vết thương hay bung băng dán hay sẽ có nguy cơ bị toạc ra, bung chỉ khâu.

Chăm sóc vết khâu- cắt chỉ the chỉ định của bác sĩ từ 7-15 ngày.
  • Chăm sóc vết khâu -phải làm gì nếu vết thương chảy máu?

Khi thấy vết khâu chảy máu thấm vào băng, việc cần làm trước tiên là tháo bỏ băng cũ tiến hành thay băng mới. Cùng với đó, có thể đè ép bằng tay trên băng trong vài phút để có thể giúp cầm máu một cách đơn giản nhất.

Trường hợp quan sát thấy máu từ vết thương đã khâu chảy ra với lượng nhiều hay khi đã đè ép máu vẫn tiếp tục chảy rỉ ra, hãy quay trở lại bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám lại vết khâu.

  • Chăm sóc vết khâu- khi nào sẽ tháo được các mũi khâu?

Nếu vết thương của bạn được khâu bằng chỉ tự tiêu, bạn sẽ không phải quay lại gặp bác sĩ vì chúng sẽ tự biến mất sau 7- 10 ngày.

Ngược lại, nếu bác sĩ khâu vết thương bằng các loại chỉ thông thường, đến lịch hẹn hãy quay lại để cắt chỉ . Thời gian thích hợp để tháo cắt chỉ khâu của vết thương thường trong khoảng 5- 21 ngày, tùy thuộc vào vị trí phẫu thuật bạn đã thực hiện.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *