Hướng dẫn cách thay băng vết thương

Cách thay băng vết thương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thời gian hồi phục vết thương. Vì nó sẽ quyết định việc vết thương có bị nhiễm trùng hay không. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thay băng vết thương chuẩn nhất.

Phân loại vết thương

Mỗi loại vết thương khác nhau sẽ có cách thay băng khác nhau chính vì thế bạn nên tìm hiểu và phân loại vết thương rõ ràng.

Mỗi loại vết thương khác nhau sẽ có cách thay băng khác nhau chính vì thế bạn nên tìm hiểu và phân loại vết thương rõ ràng
Mỗi loại vết thương khác nhau sẽ có cách thay băng khác nhau chính vì thế bạn nên tìm hiểu và phân loại vết thương rõ ràng

Vết thương có hai loại: vết thương sạch và vết thương nhiễm khuẩn

Vết thương sạch

  • Loại vết thương này không nhiễm khuẩn nên không có dịch mủ
  • Vết thương không phải khâu nên không bị sưng tấy, lên da non tiến triển tốt
  • Vết thương khâu: Có mép vết thương phẳng, không bị sưng, không có dịch

Vết thương bị nhiễm khuẩn

  • Vết thương không khâu: Xung quanh chỗ vết thương bị sưng đỏ, chảy dịch, nhiều tổ chức bị hoại tử.
  • Vết thương có khâu: Đường khâu bị viêm, sưng đỏ, xung quanh có cảm giác đau nóng rát. Bên cạnh đó nó còn khiến bệnh nhân bị sốt

Hướng dẫn cách thay băng vết thương

Khi thay băng bạn nên tiến hành theo các bước sau

Trước khi thay băng

  • Trước khi thay băng vết thương bạn nên chủ động thông báo tới bệnh nhân
  • Quan sát đánh giá vết thương
  • Chuẩn bị đầy đủ gang tay y tế, nước sát khuẩn
  • Dụng cụ cần thiết để thay rửa vết thương

Thực hành thay băng vết thương

Thay băng vết thương lành và nhiễm khuẩn sẽ có sự khác biệt
Thay băng vết thương lành và nhiễm khuẩn sẽ có sự khác biệt

Đối với vết thương sạch

  • Người thực hiện để bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện nhất
  • Đeo găng tay, kê vết thương ở các chi hoặc trải tấm lót xuống dưới
  • Tháo băng cũ một cách nhẹ nhàng để hạn chế đau đớn cho người bệnh
  • Để băng gạc cũ đúng vị trí
  • Đánh giá tình trạng vết thương
  • Dùng gạc thấm dung dịch để rửa vết thương, rửa từ trong ra ngoài. Không nên cọ xát mạnh
  • Sử dụng bông gạc khô thấm nhẹ nhàng lên bề mặt vết thương
  • Với vết thương khâu thì bạn nên chú ý rửa vết thương thường xuyên để vết thương lên da non, không bị chảy mủ
  • Sau 5 ngày nên cắt chỉ vùng vết thương ở đầu và mặt. 7 ngày thì có thể cắt chỉ ở các vùng khác

Đối với vết thương nhiễm khuẩn

Với vết thương khâu
  • Bạn nên chuẩn bị thay băng vết thương tháo gạc cũ
  • QUan sát vết thương nếu thấy có dấu hiệu sưng đỏ, thì nên dùng dung dịch sát khuẩn bên ngoài vết thương
  • Dùng gạc củ ấu để vệ sinh dọc theo vết thương
  • Dùng dung dịch để vết thương sạch
  • Dùng 1 miếng gạc thấm cho vết thương khô
  • Sau đó đắp gạc mới lên vết thương
Với vết thương không khâu
  • Đối với vết thương không khâu thì sau khi tiến hành tháo bỏ lớp băng cũ bạn nên dùng gạc lau rửa vết thương. Có thể chọn dung dịch sát khuẩn hoặc oxy già
  • Cắt bỏ vùng hoại tử nếu có
  • Rửa vết thương 1 cách nhẹ nhàng đến khi bề mặt không còn mủ
  • Dùng miếng gạc để thấm khô vết thương
  • Đắp gạch lên rồi cuốn lại

Trên đây chúng tôi vừa hướng dẫn bạn cách thay băng vết thương chuẩn nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có được một vết thương an toàn và mau lành nhất

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *