Hướng dẫn cách thay băng vết thương đúng chuẩn quy trình từ A- Z

Cách thay băng vết thương hay rửa vết thương cần đảm bảo đúng quy trình, các bước nhằm đưa vết thương về tình trạng tốt nhất. Thực hiện cách thay băng vết thương cần những gì, đơn giản hay phức tạp bài viết dưới sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

Cách thay băng vét thương hay chăm sóc vết thương là kĩ năng cơ bản nhưng lại rất cần thiết đối với mỗi người. Có thể thực hiện tốt việc chăm sóc và cách thay băng vết thương sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục, hạn chế để lại sẹo xấu. Quy trình hay các cách thay băng rửa vết thương luôn luôn phải được chú trọng thực hiện kịp thời, đúng cách và phải đảm bảo an toàn theo một số bước với tiêu chuẩn sau đây:

Cách thay băng vết thương- Nhận định ban đầu

Cách thay băng vết thương cần thực hiện thường xuyên ít nhất 4-6h/ lần

Vết thương được phân loại thành nhiều loại và cũng tùy vào loại mà cách thay băng vết thương sẽ khác nhau. Bởi thế trước khi tiến hành các cách thay băng vết thương bạn cần phải phân biệt, nhận định được rõ các loại vết thương cũng như tình trạng hiện tại để có thể đưa ra những bước xử lý hiệu quả ban đầu.

  • Tình trạng vết thương sạch

– Vết thương có khâu: vết thương có mép phẳng, không có dấu hiệu bị sưng hay đỏ tại các chân chỉ.

– Vết thương không khâu: vết thương không có dấu hiệu sưng tấy / đang trong quá trình lên da non

  • Tình trạng vết thương đã bị nhiễm khuẩn: đặc điểm chung của những vết thương bị nhiễm khuẩn rất dễ nhận thấy đó chính là hiện tượng sưng tấy đỏ tại vết thương cùng với đó người bệnh sẽ có dấu hiệu bị sốt.

– Vết thương có khâu: xung quanh vết thương bị đỏ, sưng tấy, chân chỉ màu đỏ hay thậm chí bị loét ra.

– Vết thương không khâu: vùng da xung quanh vết thương bị sưng tẩy đỏ, trong vết thương có chứa mủ và có thể đã có các tổ chức hoại tử.

Cách thay băng vết thương- Quá trình thực hiện

  • Đối với người bệnh

– Cần chuẩn bị tâm lý cho người bệnh và người nhà để có thể cùng hợp tác trong quá trình rửa vết thương, thay băng: cần thông báo lịch thay băng trước, động viên tinh thần bệnh nhân nếu như họ quá lo lắng, giải thích cặn kẽ trước về mục đích và tiến trình của quá trình cúng như cách thay băng vết thương.

– Để bệnh nhân nằm/ ngồi ở trạng thái thoải mái nhất, để lộ vùng cần thay băng cho thao tác được dễ dàng.

  • Đối với người hỗ trợ

– Người hỗ trợ cần làm sạch tay bằng xà phòng sau đó lau khô bằng khăn sạch, đeo găng tay vô trùng.

-Tất cả các dụng cụ cần thiết cần chuẩn bị một cách nhanh chóng , đầy đủ nhất.

  • Chuẩn bị dụng cụ
Cách thay băng vết thương cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi tiến hành.

– 1 hộp đựng gạc vô khuẩn bao gồm gạc lớn, gạc nhỡ và gạc nhỏ (gạc thấm)

– 1 lọ căm panh và panh vô trùng.

– 1 hộp dụng cụ vô khuẩn bao gồm: 1-2 kẹp phẫu tích, 2 kẹp kocher, 1 kéo.

– 1 lọ betadine

– 1 lọ cồn 70 độ.

– 1 lọ ête, betadin

– 1 chai NaCl 9 0/0

– 1 lọ oxy già, nitrat bạc 0,2%

– Thuốc đỏ, thuốc tím, xanh metylen, dầu cá.

– Găng tay y tế, kéo cắt y tế

Cách thay băng vết thương- Tiến hành

  • Cách thay băng vết thương đối với vết thương sạch

– Cần chuẩn bị dụng cụ, rửa tay sạch, đeo găng tay.

– Trải nilon lót xuống phía dưới vết thương thuận tiện chăm sóc.

– Nhẹ nhàng cởi bỏ băng cũ từ từ, hạn chế gây thêm đau đớn. Nếu thấy dịch từ vết thương chảy ra cần thấm nước và rửa vết thương cho ẩm rồi mới tiến hành tháo băng.

– Lấy kìm gắp gạc cũ ở trên bề mặt vết thương bỏ vào túi đựng đồ bẩn riêng.

– Đánh giá, quan sát tình trạng của vết thương.

– Đặt người bệnh nằm lại ở tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh/ người nhà về cách vệ sinh, gữi gìn cho vết thương.

  • Cách thay băng vết thương đối với vết thương nhiễm khuẩn

-Người chăm sóc chuẩn bị dụng cụ, rửa tay sạch, đeo găng tay.

-Trải nilon xuống phía dưới vết thương để bộc lộ vết thương.

-Cởi bỏ băng cũ một cách từ từ, nhẹ nhàng hạn chế gây đau đớn. Nếu thấy dịch từ vết thương cần thấm nước và rửa vết thương cho ẩm rồi mới tiến hành tháo băng.

-Lấy gạc cũ ra khỏi bề mặt vết thương, bỏ vào túi đựng đồ bẩn sau đó quan sát đánh giá tình trạng vết thương.

Cách thay băng vết thương thực hiện khi đã vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Cách thay băng vết thương đối với vết thương nhiễm khuẩn không khâu:

-Dùng gạc thấm bớt dịch trong vết thương rồi rửa bằng dung dịch rửa, sát khuẩn và oxy già.

-Dùng kéo cắt bỏ tổ chức hoại tử. Cần phải mở rộng để thấm mủ nếu vết thương có nhiều ngóc ngách và lấy dị vật.

-Dùng một miếng gạc củ ấu thấm dung dịch vào vết thương sau đó rửa vết thương từ trong ra ngoài nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh gây đau.

-Đắp miếng gạc vô khuẩn lên trên bề mặt vết thương rồi tiến hành băng lại.

  • Cách thay băng vết thương đối với vết thương nhiễm khuẩn có khâu:

– Lấy dung dịch sát khuẩn rửa phía ngoài vết thương đi vào nếu phát hiện thấy có dấu hiệu viêm nhiễm trên bề mặt vết thương.

– Thấm phần dịch bên trong vết thương bằng gạc củ ấu.

– Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng một cách cẩn thận sạch sẽ.

– Dùng gạc để làm khô vết thương, đắp gạc sạch lên rồi dùng băng cuốn vừa tay vết thương lại.

Lưu ý cách thay băng vết thương

Trong quá trình thay băng/  rửa vết thương, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Rửa vết thương theo chiều từ trong ra ngoại, từ trên xuống dưới và rộng> 5cm so với miệng vết thương để đảm bảo rằng vết thương được vệ sinh một cách sạch sẽ nhất.
  • Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh gây thêm đau đớn cho người bệnh.
  • Hạn chế sử dùng oxy già với những vết thương sạch, hay không có dấu hiệu nhiễm trùng bởi oxy già có thể sẽ khiến cho vết thương lành lâu hơn.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau đối với những vết thương lớn.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *