Hướng dẫn cách thay băng vết mổ đúng nhất

Thay băng vết mổ là một trong những khâu vô cùng quan trọng để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng vết mổ đúng nhất.

Thay băng vết mổ

Bình thường thì với vết mổ mỗi ngày bạn sẽ phải tiến hành thay băng 1 lần. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp bạn phải thay băng nhiều hơn nếu vết thương có dịch rỉ ra, băng dính bẩn, bị dính nước ẩm….

Bình thường thì với vết mổ mỗi ngày bạn sẽ phải tiến hành thay băng 1 lần
Bình thường thì với vết mổ mỗi ngày bạn sẽ phải tiến hành thay băng 1 lần

Những thứ bạn cần chuẩn bị để thay băng bao gồm có:

  • Cồn i ốt
  • Gạc vô khuẩn
  • Chai nước muối sinh lý
  • Băng dính hoặc băng cuộn
  • Găng tay y tế

Các bước thay băng tại nhà

  • Bước 1: Ngời thay băng nên rửa sạch tay bằng xà phòng sử dụng găng tay y tế nếu có
  • Bước 2: Chủ động tẩm ướt băng che lại vết thương bằng nước muối sinh lý trong 15 phút
  • Bước 3: Bóc băng ra khỏi vết thương 1 cách nhẹ nhàng nhất
  • Bước 4: Lau dịch đọng trên bề mặt cùng các vảy máu đen bám trên vết thương bằng gạc ẩm
  • Bước 5: Nếu vết khâu có dịch tụ nên nặn ra đây được xem là khâu quan trọng nhất
  • Bước 6: Sát khuẩn vết thương
  • Pha loãng cồn iod với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5 sau đó dùng gạc tẩm dung dịch cồn pha loãng sát khuẩn.
  • Bước 7: Băng lại vết thương bằng gạc vô khuẩn rồi dùng băng cuộn cố định lại

Theo dõi đánh giá vết khâu

Việc theo dõi đánh giá vết khâu có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ nhanh chóng phát hiện các bất thường và có cách xử trí kịp thời

Một số dấu hiệu bình thường bao gồm

Đau ở vị trí vết khâu: Thông thường sau khi mổ 3 ngày bệnh nhân sẽ có những cơn đau và sau đó giảm dần. Để giảm cảm giác đau bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đúng liều lượng chỉ định

Sưng nề đau nhức phía ngọn chi sau vết khâu: Khi bị thương vết thương sẽ làm đứt tĩnh mạch dưới da cản trở dòng máu từ phía ngọn chi chảy về tim làm ứ trệ tuần hoàn. Tùy thuộc mức độ ứ trệ mà hiện tượng sưng nề đau đớn sẽ ít hoặc nhiều. Để khắc phục bạn cần hạn chế vận động đồng thời gác cao ngọn chi để máu có thể lưu thông về tim 1 cách dễ hơn

Dấu hiệu bất thường

Các dấu hiệu bất thường bao gồm có:

  • Vết thương bị rỉ máu sau khi khâu
  • Đau đớn liên tục và tăng dần theo thời gian
  • Vết thương có dấu hiệu sưng nóng
  • Vùng da xung quanh phù nề căng mọng, tụ nhiều dịch dưới miệng khâu…
  • Bục chỉ vết khâu
  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốt

KHi có các dấu hiệu bất thường đừng chần chừ hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

Vệ sinh cơ thể

Cần tránh để vết khâu nhiễm nước trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Vào ngày đầu sau mổ bạn có thể lau mình bằng khăn khô thay vì tắm rửa. Đến ngày thứ 2 bạn nên hạn chế vận động. Vì không vận động nên cũng không nên tắm rửa. Nếu cần vệ sinh cơ thể thì nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian vừa đủ che chắn vùng phẫu thuật thật kĩ để tránh làm bẩn. Tuyệt đối đừng nên ngâm mình trong bồn nước vì khi đó vết thương sẽ có nguy cơ bị hở. Điều này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng vết mổ

Chế độ dinh dưỡng cho vết mổ

Bạn nên bổ sung chế độ ăn uống hợp lí thức ăn giàu vitamin A, vitamin C, protein, chất xơ để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương
Bạn nên bổ sung chế độ ăn uống hợp lí thức ăn giàu vitamin A, vitamin C, protein, chất xơ để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương

Sau khi mổ bạn nên tuyệt đối tránh những loại thực phẩm này:

Rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, thịt chó, hải sản, đồ cay nóng, lòng trắng trứng…Vì nó sẽ là nguy cơ khiến vết thương của bạn trở nên xỉn màu đồng thời có nguy cơ bị sẹo lồi.

Bạn nên bổ sung chế độ ăn uống hợp lí thức ăn giàu vitamin A, vitamin C, protein, chất xơ để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương

Tuyệt đối không nên sử dụng đồ uống có chất kích thích, nước uống có gas….. như thuốc lá, rượu bia….

Một số điều tuyệt đối không nên làm

Không tự ý rắc thuốc bột lên vết thương vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Ngâm vết thương vào lá trầu không, lá trà xanh… Khi bạn ngâm vết thương vào những loại dung dịch này chưa rõ kết quả thế nào xong nó có thể khiến lớp biểu bì da mềm ra hở đường chỉ khâu và tăng nguy cơ nhiễm trùng

Rửa vết thương nhiều lần bằng oxy già. Đây là một trong những sai lầm mà rất nhiều người vướng phải. Oxy già là chất sát khuẩn cực mạnh vì thế nó sẽ khiến vết thương lâu hồi phục

Trên đây chúng tôi vừa Hướng dẫn cách thay băng vết mổ đúng nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được kiến thức để chăm sóc vết mổ đúng và an toàn nhất. Đừng nên chủ quan khi có dấu hiệu bất thường ở vết mổ nhé

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *